CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA:  https://tailieuykhoamienphi.com/dien-tam-do-binh-thuong/

MỐI LIÊN HỆ CỦA SỰ CO TÂM NHĨ VÀ TÂM THẤT VỚI CÁC SÓNG CỦA ĐIỆN TÂM ĐỒ

Trước khi co cơ xảy ra, sự khử cực phải phải diễn ra tại cơ để bắt đầu các quá trình hóa học của co cơ. Đề cập một lần nữa tới Hình 11-1; sóng P xuất hiện ở đầu quá trình co của tâm nhĩ và phức hợp QRS diễn ra ở đầu của quá trình co tâm thất. Tâm thất vẫn co cho đến sau sự tái cực diễn ra, đó là, cho đến sau kết thúc của sóng T.

Tâm nhĩ tái cực khoảng 0,15 đến 0,20 giây sau khi kết thúc của sóng P, cũng là lúc phưc hợp QRS được ghi trên ECG. Vì thế, sóng tái cực của nhĩ, còn gọi là sóng T của nhĩ, thường sẽ bị che đi bởi phức hợp QRS lớn hơn nhiều. Vì lí do này, một sóng T của tâm nhĩ hiếm khi được quan sát thấy trên ECG.

Sóng tái cực của tâm thất là sóng T trên ECG bình thường. Thông thường, cơ tâm thất bắt đầu tái cực trong một vài sợi khoảng 0,20 giây sau khi bắt đầu sóng khử cực (phức hợp QRS) nhưng trong nhiều sợi khác, phải tốn đến 0,35 giây. Vì vậy, quá trình tái cực của tâm thất trải qua một khoảng thời gian dài, khoảng 0,15 giây. Vì lí do này mà sóng T trên ECG bình thường là một sóng kéo dài, nhưng điện thế của sóng T thì thấp hơn nhiều so với phức hợp QRS, một phần bởi vì thời gian kéo dài của nó.

HIỆU CHỈNH THỜI GIAN VÀ ĐIỆN THẾ TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ

Tất cả sự ghi lại ECG được thực hiện với các đường hiệu chỉnh thích hợp trên giấy ghi. Những đường này có thể đã được vạch sẵn trên giấy ghi, như trong trường hợp một máy ghi bằng bút được sử dụng hoặc chúng được ghi lại trên giấy cùng thời điểm mà ECG được ghi lại, trong trường hợp mà ECG loại được chụp lại.

Như trong hình 11-1, các đường hiệu chỉnh ngang được sắp xếp để 10 đường nhỏ chia lên trên hay xuống dưới trong một ECG tiêu chuẩn biểu thị cho 1 mV, với trị số dương ở trên và âm ở dưới.

Các đường dọc là các đường hiệu chỉnh thời gian. Một ECG điển hình được chạy ở giấy với một tốc độ 25 mm mỗi giây, mặc dù tốc độ nhanh hơn đôi khi được sử dụng. Vì thế, mỗi 25 mm theo hướng ngang là 1 giây và mỗi 5 mm, tạo ra bởi các đường dọc đen, biểu thị cho 0,2 giây. Khoảng 0,2 giây sau đó được chia thành 5 khoảng nhỏ hơn bởi các đường mảnh, mỗi trong đó biểu thị khoảng 0,04 giây.

– Điện thế bình thường trên điện tâm đồ:

Điện thế được ghi lại của các sóng trong một ECG bình thường phụ thuộc vào cách mà các điện cực được đặt trên bề mặt cơ thể và điện cực gần tim đến mức nào. Khi một điện cực được đặt trực tiếp qua tâm thất và một điện cực thứ hai được đặt bất cứ đâu khác trên bề mặt cơ thể xa tim, điện thế của phức hợp QRS có thể lớn đến 3 tới 4 mV. Thậm chí điện thế này nhỏ so với điện thế hoạt động một pha khoảng 110 mV ghi lại được trực tiếp từ màng cơ tim. Khi ECG được ghi lại từ các điện cực trên 2 cánh tay hoặc 1 tay và 1 chân, thì điện thế của phức hợp QRS thường là 1.0 đến 1.5 mV từ đỉnh sóng R đến đáy sóng S, điện thế của sóng P thì khoảng từ 0.1 đến 0.3 mV và điện thế của sóng T khoảng từ 0.2 đến 0.3 mV.

– Khoảng P-Q và khoảng P-R:

Khoảng thời gian giữa đầu sóng P và đầu phức hợp QRS là khoảng thời gian giữa bắt đầu có kích thích điện thế ở tâm nhĩ và bắt đầu có kích thích điện thế ở tâm thất. Khoảng thời gian này được gọi là khoảng P-Q. Khoảng P-Q bình thường khoảng 0,16 giây. (Thường khoảng này được gọi là khoảng P-R bởi vì sóng Q dường như là vắng mặt.)

– Khoảng Q-T: Sự co của tâm thất kéo dài gần như từ đầu sóng Q (hoặc sóng R, nếu sóng Q không có mặt) đến cuối sóng T. Khoảng này được gọi là khoảng Q-T và thông thường khoảng 0,35 giây.

– Tần số tim khi được xác định từu ECG:

Tần số tim có thể được xác định dễ dàng từ ECG bởi vì tần số tim là phép nghịch đảo của khoảng thời gian giữa 2 nhịp tim liên tiếp. Nếu khoảng thời gian giữa 2 nhịp được xác định bởi đường hiệu chỉnh thời gian là 1 giây, thì tần số tim là 60 nhịp/phút. Khoảng thời gian bình thường giữa 2 phức hợp QRS liên tiếp ở người trưởng thành là khoảng 0,83 giây, thì khi đó tần số tim là 60/0,83 nhịp/phút, hay 72 nhịp/phút.

DÒNG ĐIỆN QUANH TIM TRONG SUỐT CHU KÌ TIM

GHI LẠI ĐIỆN THẾ TÙ MỘT KHỐI HỢP BÀO CƠ TIM BỊ KHỬ CỰC MỘT PHẦN

Hình 11-4 cho thấy một khối hợp bào cơ tim bị kích thích ở vị trí trung tâm nhất. Trước khi kích thích, tất cả bên ngoài của tế bào cơ đều tích điện dương và bên trong tích điện âm. Vì một vài nguyên nhân đã nói trong chương 5, ngay khi khu vực hợp bào cơ tim bị khử cực, điện tích âm thoát ra bên ngoài của màng sợi cơ bị khử cực, làm cho phần bề mặt này tích điện âm, biểu thị bởi dấu “-” trong hình 11-4. Phần bề mặt còn lại của tim, vẫn còn phân cực, và biểu thị bởi dấu “+”. Vì thế, một máy đo kết nối với cực âm của nó trên khu vực khử cực và cực âm thì trên vùng vẫn phân cực, như bên phải trong hình, có giá trị dương.

Hai cách đặt điện cực và máy đo khác cũng thấy trong hình 11-4. Những cách đặt này và kết quả nên được học cẩn thận và đọc giả nên có khả năng giải thích nguyên nhân của các kết quả tương ứng. Bởi vì sự khử cực lan rộng theo mọi hướng qua tim, nên sự chênh lệch điện thế thấy trong hình tồn tại chỉ trong khoảng vài phần ngàn giây và sự đo đạt điện thế thực sự chỉ có thể thực hiện với máy đo tốc độ cao.