MÀNG TẾ BÀO

Bao gồm chủ yếu là phospholipids và proteins.

A. Lớp lipid kép:

1. Phospholipids có một trục glycerol, gồm đầu ưa nước (tan trong nước) và 2 đuôi acid béo, là thành phần kị nước (không tan trong nước). Các đuôi kị nước giáp vào nhau hình thành nên một lớp lipid kép.

2. Các chất có thể tan trong lipid (như O2, CO2, các hormone steroid) có thể đi qua màng tế bào vì chúng có thể tan trong lớp lipid kép kị nước.

3. Các chất tan trong nước (như Na+, Cl-, glucose, H2O) không thể tan trong lớp màng lipid, nhưng có thể đi qua các kênh chứa nước hoặc các lỗ màng hoặc có thể được vận chuyển bởi các chất mang.

B. Proteins:

1. Proteins tích hợp:

– Bám vào, vùi vào trong màng tế bào nhờ các tương tác kị nước.

– Có thể xuyên qua màng.

– Bao gồm các kênh ion, các protein vận chuyển, các receptor và các protein liên kết guanosine 5’- triphosphate (GTP) (G proteins).

2. Proteins ngoại vi:

– Không vùi vào trong màng tế bào.

– Không liên kết cộng hóa trị với các thành phần của màng.

– Bám lỏng lẻo vào màng tế bào bởi các tương tác tĩnh điện.

C. Các kiểu liên kết giữa các tế bào:

1. Dải bịt:

– Là sự bám dính giữa các tế bào (thường là tế bào biểu mô).

– Có thể là một con đường gian bào cho các chất tan, phụ thuộc vào kích thước, tích điện và đặc tính của dải bịt.

– Có thể là “bịt kín” (không thể thấm), như ở ống lượn xa của thận hoặc “có kẽ hở” (có thể thấm), như ở ống lượn gần và túi mật.

2. Liên kết khe:

– Là sự bám dính giữa các tế bào, cho phép sự liên lạc giữa các tế bào.

– Ví dụ, sự cho phép dòng điện và sự liên kết về điện thực hiện giữa các tế bào cơ tim.