SINH LÝ BỆNH CỦA NGẤT

Tư thế đứng thẳng sẽ luôn tạo một áp lực sinh lí nhất định lên con người; hầu hết các cơn ngất xảy ra ở tư thế đứng. Việc đứng thẳng sẽ làm cho một lượng máu khoảng 500-1000 ml tích trữ ở chi dưới và tuần hoàn ở các tạng. Sẽ có sự giảm lượng máu tĩnh mạch về tim và giảm đổ đầy tâm thất, kết quả làm giảm lưu lượng tim và huyết áp. Những thay đổi về mặt huyết động này sẽ kích thích một phản xạ đền bù, bắt đầu bằng các baroreceptor ở xoang cảnh và quai động mạch chủ, kết quả làm tăng kích thích giao cảm và giảm kích thích phó giao cảm (Hình 18-1). Phản xạ này làm tăng sức cản ngoại vi, máu tĩnh mạch trở về tim và cung lượng tim và vì thế giảm đi đáng kể việc tụt huyết áp. Nếu đáp ứng này không thực hiện được, như trong trường hợp hạ huyết áp tư thế đứng kéo dài và ngất tạm thời qua trung gian thần kinh thì giảm tưới máu nãi xảy ra.

Ngất là một kết quả của quá trình giảm tưới máu não toàn bộ và vì thế chúng thể hiện được một tình trạng suy khả năng tự điều hóa lưu lượng máu ở não. Các yếu tố do cơ trơn mạch máu, chuyển hóa tại chỗ và giảm khả năng điều hòa thần kinh-mạch máu của hệ thống thần kinh tự động đều chịu trách nhiệm cho tự điều hòa lưu lượng máu ở não. Khoảng chờ cho mỗi đáp ứng tự điều hòa là 5-10 s. Thường thì lưu lượng máu não từ 50-60 mL/phút mỗi 100g não và tương đối hằng định khi áp lực tưới máu thay đổi từ 50-150 mmHg. Ngừng lưu lượng máu lên nã khoảng 6-8 s sẽ làm mất ý  thức, trong khi giảm ý thức xảy ra khi lưu lượng máu giảm đến 25 mL/phút cho mỗi 100g mô não.

Từ quan điểm lâm sàng, một hạ huyết áp tâm thu đến khoảng 50 mmHg hoặc thấp hơn sẽ gây ra ngất. Giảm cung lượng tim và/hoặc sức cản mạch máu hệ thống – xác định huyết áp – vì vậy đây là cơ sở sinh lí bệnh của ngất. Các nguyên nhân thông thường làm giảm cung lượng tim bao gồm giảm thể tích máu tuần hoàn hiệu quả; tăng áp lực lồng ngực; huyết khối phổi; chậm nhịp hoặc nhanh nhịp tim; bệnh lí van tim; và rối loạn chức năng cơ tim. Sức cản mạch máu hệ thống có thể giảm do các bệnh lí hệ thống thần kinh tự động ở trung ương hoặc ngoại vi, các thuốc ức chế thần kinh giao cảm và ngất qua trung gian thần kinh tạm thời. Tăng sức cản mạch máu não, thường gặp nhiều nhất do chứng giảm CO2 do tăng thông khí, có thể cũng đóng góp vào sinh lí bệnh của ngất.

Hai dấu hiệu trên điện não đồ (EEG) ở đối tượng ngất. Một là hình ảnh “chậm-phẳng-chậm” (slow-flat-slow) (Hình 18-2) trên một nền điện não hoạt động bình thường bị thay thế bởi sóng delta chậm có biên độ lớn. Xuất hiện sau khi có khoảng đẳng điện trên điện tâm đồ (ECG) – ngừng hoặc giảm hoạt động vùng vỏ – sau đó theo sau bởi các sóng chậm rồi trở về hoạt động bình thường. Hình ảnh thứ hai, là dấu hiệu ở các sóng chậm, đặc trưng bởi chỉ sự tăng hoặc giảm hoạt động của các sóng chậm. Khoảng phẳng trên EEG (flat) trong hình ảnh trong hình ảnh đầu tiên đã nói ở trên là dấu hiệu của giảm tưới máu não nghiêm trọng hơn. Mặc dù có sự xuất hiện của các cử động múa giật và các cử động khác trong một vài cơn ngất, nhưng EEG của động kinh không được phát hiện.

ngất sinh lý bệnh của ngất
ngất sinh lý bệnh của ngất