NGUYÊN NHÂN THẦN KINH CỦA YẾU VÀ LIỆT

BỆNH SINH

YẾU NEURON VẬN ĐỘNG TRÊN

Các tổn thương neuron vận động trên hoặc trục đi xuống của chúng đến tủy sống (Hình 21-1) gây ra yếu thông qua giảm hoạt hóa neuron vận động dưới.

Nhìn chung, các nhóm cơ ở xa ảnh hưởng nặng hơn so với nhóm cơ ở gần và các vận động theo trục (axial movements) không bị ảnh hưởng nếu tổn thương không nghiêm trọng và cả hai bên. Tình trạng co cứng thường gặp nhưng có thể không biểu hiện cấp tính. Vận động lặp đi lặp lại chậm và thô, nhưng tính nhịp nhàng vẫn được duy trì. Nếu liên quan đến bó vỏ hành, yếu có thể xảy ra ở vùng mặt dưới và lưỡi; cơ ngoài nhãn cầu, mặt trên, họng và các cơ hàm thường không ảnh hưởng. Tổn thương bó vỏ-hành hai bên gây ra liệt giả hành: rối loạn vận ngôn, khó nuốt, khó phát âm, dễ thay đổi cảm xúc kèm theo yếu mặt hai bên và giật hàm nhanh. Điện cơ (EMG) cho thấy suy yếu neuron vận động trên làm các đơn vị vận động giảm tần số phát xung tối đa.

YẾU NEURON VẬN ĐỘNG DƯỚI

Do các rối loạn của các neuron vận động dưới ở nhân vận động của thân não và sừng trước tủy sống hoặc do rối loạn chức năng trục của những neuron này khi chúng phân bố đến cơ xương (Hình 21-2). Yếu là do giảm số lượng sợi cơ có thể được hoạt hóa do mất các neuron vận động alpha hoặc do gián đoạn kết nối của chúng đến cơ. Mất nuron vận động gamma không gây ra yếu nhưng làm giảm trương lực của những thoi cơ, làm giảm trương lực cơ và giảm đi phản xạ căng cơ. Mất đi phản xạ căng cơ (stretch reflex) cho thấy sự liên quan của các của các sợi thần kinh đến thoi cơ.

Khi một đơn vị vận động bị tổn thương, đặc biệt là sừng trước tủy sống, chúng có thể phát xung một cách tự phát, gây ra rung cơ cục bộ (fasciculation). Khi neuron vận động alpha hoặc trục của nó thoái hóa, sợi cơ thoái hóa cũng có thể phát xung một cách tự động. Những xung phát đơn lẻ từ sợi cơ hoặc những điện thế rung (fibrillation potentials), không thể thấy được nhưng có thể ghi lại nhờ điện cơ. Yếu cơ dẫn đến làm chậm hay giảm sự hồi phục đơn vị vận động, với sự hoạt hóa ít hơn bình thường ở cùng một tần số phát xung nhất định.

YẾU KHỚP THẦN KINH CƠ

Các rối loạn ở khớp nối thần kinh cơ gây ra yếu ở các mức độ khác nhau và phân bố khác nhau. Số lượng sợi cơ được hoạt hóa thay đổi qua thời gian, phụ thuộc vào trạng thái nghỉ của các khớp này. Sức cơ bị ảnh hưởng bởi hoạt động trước đó của cơ ảnh hưởng. Ví dụ, trong nhược cơ (myasthenia gravis) sự co cơ duy trì hoặc lặp đi lặp lại của cơ làm giảm sức cơ mặc dù gắng sức liên tục. Vì thế, yếu cơ do mỏi cho thấy rối loạn ở khớp thần kinh cơ , dẫn đến mất chức năng sợi cơ do giảm sự hoạt hóa của chúng.

YẾU DO BỆNH CƠ

Yếu cơ gây ra bởi sự giảm số lượng số lượng hoặc lực co của các sợi cơ hoạt hóa trong các đơn vị vận động. Với loạn dưỡng cơ, viêm cơ hoặc bệnh cơ do hoại tử sợi cơ, số lượng sợi cơ giảm trong nhiều đơn vị vận động. Trên điện cơ, độ lớn của điện thế hoạt động trong mỗi đơn vị vận động giảm và các đơn vị vận động phải hồi phục nhanh hơn bình thường để tạo ra được lực cơ mong muốn. Một vài bênh lí cơ gây ra yếu cơ thông qua mất đi lực co của sợi cơ hoặc thông qua sự liên quan chọn lọc tương đối với các sợi type II (sợi nhanh). Những bệnh lí về cơ này có thể không ảnh hưởng về độ lớn của từng điện thế hoạt động trong các đơn vị cơ và được phát hiện bởi sự không nhất quán giữa hoạt động điện và lực của một cơ.

YẾU  DO TÂM LÝ

Yếu cơ có thể xảy ra mà không phát hiện thấy các bệnh lí cơ quan. Nó có xu hướng thay đổi, không hằng định và với sự phân bố không thể giải thích được dựa trên giải phẫu thần kinh. Trên các test, co cơ đối vận khi bệnh nhân nghĩ mình đang co cơ đồng vận. Độ nặng của yếu cơ không phù hợp với các hoạt động hằng ngày của bệnh nhân.