CƠ CHẾ CỦA HO

Ho tự phát được khởi phát do kích thích các đầu tận thần kinh cảm giác và được cho là chủ yếu các receptor đáp ứng nhanh và sợi C cảm giác. Cả hóa chất (ví dụ: capsaicin) và cơ học (ví dụ: các phân tử trong không khí ô nhiễm) đều có thể là các kích thích khởi phát phản xạ ho. Một kênh ion dương – TRPV1- tìm thấy trên các receptor đáp ứng nhanh và sợi C cảm giác là các receptor cho capsaicin và biểu hiện ho của chúng sẽ tăng đối với bệnh nhân ho mạn tính. Các đầu tận thần kinh đến phân bố rất nhiều ở họng, thanh quản và đường dẫn khí ở mức tiểu phế quản và mở rộng vào nhu mô phổi. Chúng cũng có thể có ở ống tai ngoài (nhánh tai của dây thần kinh lang thang hay nhánh Arnold) và có thể trong thực quản. Các tín hiệu cảm giác thông qua dây thần kinh lang thang và dây thần kinh thanh quản trên đến vùng thần não ở nhân bó đơn độc và thường được gọi một cách mơ hồ là trung tâm ho. Phản xạ ho liên quan đến một loạt các hoạt động có trình tự  không chủ ý ở cơ, với các tín hiệu mạnh từ đường dẫn truyển ở vỏ não. Dây thanh âm đóng, dẫn đến đóng tạm thời đường hô hấp trên. Các cơ thở ra co lại, tạo ra áp lực dương trong lồng ngực khoảng 300mmHg. Với sự mở ra đột ngột thanh quản, sự thở ra nhanh được tạo thành, vượt lên mức đường cong bình thường của lưu lượng thở ra tối đa nhìn trên đường cong lưu lượng thở-thể tích (Hình 34-1). Sự co lại của cơ trơn tiểu phế quản cùng với sự đè ép lên đường dẫn khí làm hẹp đường dẫn khí và tối đa hóa tốc độ luồng khí thở ra. Động năng này tống đòm ra khỏi đường dẫn khí và tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ luồng khí thở ra. Một hơi thở sâu trước khi ho có thể tối ưu hóa chức năng của các cơ thở ra; một loạt cơn ho lặp đi lặp lại sẽ làm giảm thể tích phổi dần dần và làm cho vị trí có tốc độ khí thở ra tối đa dần dần ra ngoại vi của phổi.