CƠ CHẾ NỀN TRONG KHÓ THỞ

Cơ chế nền trong khó thở thì rất phức tạp, bởi vì nó có thể xuất phát từ những cảm giác về hô hấp rất khác nhau. Trong khi một số lượng lớn người trong một nghiên cứu đã giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế nền của những cảm giác về hô hấp nhất định như nặng ngực hay cảm giác thiếu không khí để thở, dường như những tình trạng bệnh lí sẵn có có thể gây ra cảm giác khó thở thông qua nhiều hơn một cơ chế nền. Khó thở có thể xuất hiện theo nhiều con đường khác nhau, bao gồm việc tạo các tín hiệu từ hệ thống hô hấp đến hệ thống thần kinh trung ương (CNS), các tín hiệu đi từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ hô hấp và đặc biệt khi không có sự phù hợp trong tín hiệu tích hợp giữa hai đường tín hiệu trên (Hình 33-1).

Các tín hiệu đi từ trung tâm hô hấp kích thích hệ thần kinh trung ương (thân não và/hoặc vỏ não) và bao gồm chủ yếu cả: (a) các receptor hóa học ngoại vi ở thân động mạch cảnh, quai động mạch chủ và các receptor hóa học trung tâm ở hành tủy được hoạt hóa bởi tình trạng thiếu oxi hoặc tăng CO2 hoặc tăng pH máu và có thể tạo ra cảm giác thiếu không khí để thở; (b) các receptor cơ học ở đường hô hấp trên, phổi (bao gồm các receptor cảm nhận sức căng, các receptor cảm nhận kích thích và các J receptor) và thành ngực (bao gồm các thoi cơ đóng vai trò như receptor cảm nhận sức căng và một số hệ thống ở gân theo dõi việc tạo thành lực) được hoạt hóa trong trường hợp tăng công làm việc do tình trạng bệnh làm tăng kháng trở đường hô hấp mà có thể liên quan đến nặng ngực (ví dụ: hen hoặc COPD) hoặc giảm đi chức năng của phổi hoặc thành ngực (ví dụ: xơ hóa phổi). Các tín hiệu truyền đến khác giúp khởi phát khó thở ở hệ thống hô hấp có thể xuất phát từ các receptor ở mạch máu phổi. Đáp ứng đối với thay đổi áp lực máu trong mạch máu phổi và cơ vân (được gọi là receptor chuyển hóa (metaboreceptor)) vì chúng được tin rằng nhạy cảm với sự thay đổi trong môi trường sinh hóa.

Các tín hiệu đi là các tín hiệu được gửi từ hệ thống thần kinh trung ương (vỏ vận động và thân não) đến các cơ hô hấp và cũng được truyền bởi vỏ cảm giác được xem là nền tảng cho cảm giác gắng sức trong hô hấp (hoặc công thở) và có lẽ đóng góp vào cảm giác thiếu không khí để thở, đặc biệt trong việc đáp ứng với tăng công để thông khí trong tình trạng bệnh như COPD. Thêm vào đó, sợ hoặc lo lắng có thể làm tăng tình trạng khó thở thông qua tăng cường các rối loạn sinh lí nền để đáp ứng với tăng nhịp hô hấp hoặc các dấu hiệu rối loạn thở khác.