CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC TIẾNG ANH BRS NỔI TIẾNG CÙNG VỚI CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ở ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-ung-cua-te-bao-voi-chan-thuong/

CHƯƠNG 1: PHẢN ỨNG CỦA TẾ BÀO VỚI CHẤN THƯƠNG

I. ĐÁP ỨNG VỚI CÁC STRESS CỦA MÔI TRƯỜNG

A. Phì đại:

1. Phì đại là sự gia tăng về kích thước của một cơ quan do sự tăng kích thước của các tế bào.

2. Những đặc điểm khác bao gồm sự tăng lên trong tổng hợp protein và sự tăng lên về kích thước hay số lượng các bào quan của tế bào.

3. Một sự thích nghi của tế bào với tăng khối lượng công việc dẫn đến phì đại, thể hiện bởi sự tăng khối cơ liên quan đến tập thể dục và phì đại thất trái trong bệnh tim do tăng huyết áp.

B. Tăng sản:

1. Tăng sản là sự tăng lên về kích thước của một cơ quan hoặc mô gây ra bởi sự tăng lên số lượng tế bào.

2. Ví dụ bởi sự phát triển của tuyến vú trong suốt thời kì mang thai.

3. Trong một vài trường hợp, tăng sản diễn ra cùng với phì đại. Trong suốt quá trình mang thai, tử cung trở nên lớn hơn nhờ cả tăng sản và phì đại các tế bào cơ trơn của tử cung.

C. Bất sản:

1. Bất sản là một sự mất khả năng tạo ra tế bào.

2. Trong suốt quá trình phát triển của thai, bất sản làm mất đi một bộ phận hay mất đi một cơ quan do mất khả năng tạo ra tế bào.

3. Những giai đoạn sau, nó có thể được gây ra do mất vĩnh viễn các tế bào tiền thân trong các mô tăng trưởng, như tủy xương.

D. Giảm sản:

1. Giảm sản là một sự giảm đi trong việc tạo ra các tế bào mà ít nghiêm trọng hơn so với bất sản.

2. Nó thường gặp trong những khiếm khuyết phát triển và trưởng thành một phần của các cấu trúc sinh dục trong hội chứng Turner và Klinefelter.

E. Teo:

1. Teo là một sự giảm đi về kích thước của một cơ quan hoặc mô do sự giảm đi của khối tế bào trước đó (Hình 1-1).

2. Thường gặp nhất là các yếu tố gây ra như: không sử dụng đến, suy giảm oxy và dinh dưỡng, giảm kích thích của nội tiết, tuổi già và mất chi phối thần kinh (mất đi sự kích thích của thần kinh ở các cơ ngoại vi gây ra bởi chấn thương đối với thần kinh vận động).

3. Các đặc điểm đặc trưng thường bao gồm sự xuất hiện của các hạt tự thực, là những không bào bên trong bào tương chứa xác những bào quan thoái hóa.

4. Trong một vài ví dụ, teo được cho là một phần do qua trung gian con đường ubiquitin – proteasome của thoái hóa protein. Theo con đường này, các proteins giống ubiquitin được thoái hóa bên trong proteasome, một phức hợp protein lớn của bào tương.

F. Chuyển sản: là sự thay thế một mô chuyên biệt bởi một mô khác (Hình 1-2).

1. Chuyển sản vảy

a. Chuyển sản vảy được thể hiện bởi sự thay thế biểu mô trụ ở chỗ nối trụ vảy của cổ tử cung bởi biểu mô vảy.

b. Có thể xảy ra ở biểu mô hô hấp của phế quản, trong nội mạc tử cung và trong các ống tụy.

c. Các tình trạng liên quan bao gồm kích thích mạn tính (như chuyển sản vảy của phế quản với sử thuốc lá kéo dài) và suy giảm vitamin A.

d. Quá trình này thường có thể đảo ngược.

2. Chuyển sản xương

a. Chuyển sản xương là sự hình thành xương mới ở vị trí của tổn thương mô.

b. Chuyển sản sụn cũng có thể xảy ra.

3. Chuyển sản tủy (sự tạo máu ngoài tủy) là sự tăng trưởng của mô tạo máu ở những vị trí không phải tủy xương, như gan và lách.