CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

2. Thay đổi hoạt động của các enzym nhờ hoạt hóa hay ức chế hoạt động xúc tác của enzym.

3. Hoạt động ngăn cản chuyển hóa mà trong đó thuốc đóng vai trò như một chất tương tự không có chức năng trong chuyển hóa bình thường, can thiệp đến chuyển hóa bình thường.

4. Các tương tác hóa học và vật lí không đặc hiệu, như tạo ra bởi các thuốc trung hòa acid, các thuốc thẩm thấu hay các chelator.

B. Đường cong liều lượng – đáp ứng: biểu thị đáp ứng của một người với sự tăng lên về liệu lượng của thuốc. Mức độ đáp ứng về mặt dược lí tỉ lệ thuận với số lượng các receptor mà thuốc tương tác có hiệu quả (Hình 1.2). Đường cong liều lượng – đáp ứng bao gồm các thông số sau đây:

1. Mức độ đáp ứng: nó được phân độ; nó tăng liên tục theo liều tăng đến khả năng tối đa của hệ thống và thường phản ánh bởi một hàm logarith của liều dùng (thấy được mối liên hệ trong một phổ liều rộng).

2. Liều bán hữu hiệu (ED50) là liều tạo ra một đáp ứng nửa tối đa; liều ngưỡng là liều mà tạo ra tác động đáng chú ý đầu tiên.

3. Khả năng hoạt hóa: là khả năng của một thuốc, một khi liên kết để hoạt hóa receptor.

a. Các thuốc đồng vận (Agonists) là những thuốc có khả năng liên kết và hoạt hóa receptor.

(1) Đồng vận đầy đủ: chiếm lấy receptor để gây ra sự hoạt hóa tối đa.

(a) Khả năng hoạt hóa = 1

(2) Đồng vận một phần: có thể chiếm lấy các receptor nhưng không thể kích thích một đáp ứng tối đa.

(a) Khả năng hoạt hóa nhỏ hơn 1 (Hình 1.3; thuốc C)

b. Các thuốc đối vận: liên kết với receptor nhưng không khởi động được một đáp ứng; chúng block hoạt động của các chất đồng vận hoặc chất nội sinh mà hoạt động thông qua receptor.

(1) Đối vận tranh chấp: kết hợp với cùng vị trí trên receptor nhưng sự liên kết của chúng không hoạt hóa receptor.

(a) Khả năng hoạt hóa = 0

(b) Chúng có thể ức chế hoạt động của các chất nội sinh hoặc những thuốc khác.

(c) Các thuốc đối vận tranh chấp có thể đảo ngược hoặc không thể đảo ngược.

i. Có thể đảo ngược nghĩa là chúng ở một trạng thái cân bằng, các chất đối vận tranh chấp không phải là liên kết cộng hóa trị. Chúng sẽ làm lệch chuyển đường cong liều lượng – đáp ứng dang bên phải đối với chất đồng vận và làm tăng ED50, nghĩa là nhiều chất đồng vận phải cần có để kích thích một đáp ứng nếu có mặt của các chất đối vận (Hình 1.4). Bởi vì liều cao hơn của các chất đồng vận có thể vượt qua sự ức chế, cho nên đáp ứng tối đa vẫn có thể đạt được.

(2) Các thuốc đối vận không tranh chấp: liên kết với receptor ở vị trí khác so với vị trí liên kết của chất đồng vận (Hình 1.5) và hoặc là ngăn cản chất đồng vận liên kết một cách chính xác hoặc là ngăn cản các chất đồng vận không kích hoạt được receptor. Cuối cùng, lượng receptor có hiệu quả bị giảm đi. Các receptor không bị chiếm bởi các chất đối vận vẫn có ái tính như cũ với các chất đồng vận và ED50 thì không thay đổi.

4. Hiệu lực của một thuốc: là sự đo lường tương đối về lượng thuốc cần thiết để tạo ra một đáp ứng nhất định (ví dụ như 50%) so với những thuốc khác mà tạo ra cùng tác dụng và cùng một cơ chế receptor.

a. Hiệu lực ủa một thuốc được xác định bởi ái tính của thuốc đối với receptor của nó và lượng thuốc đã dùng đến được vị trí receptor.

b. Hiệu lực tương đối của một thuốc có thể được thể hiện bởi việc so sánh các giá trị ED50 của các chất đồng vận đầy đủ; thuốc với ED50 thấp hơn thì mạnh hơn (ví dụ: trong Hình 1.3 thì thuốc A mạnh hơn so với thuốc B).

5. Hiệu quả của một thuốc: là khả năng của một thuốc kích thích một đáp ứng về mặt dược lí.

a. Hiệu quả có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như số lượng các phức hợp thuốc – receptor, khả năng của thuốc kích hoạt một receptor của thuốc khi nó liên kết (như khả năng hoạt hóa của thuốc) và tình trạng của cơ quan hoặc tế bào đích.

6. Dốc: được thấy ở phần giữa của đường cong liều lượng – đáp ứng.

a. Dốc này thay đổi đối với các thuốc khác nhau và các đáp ứng khác nhau.

b. Dốc của đường cong cho thấy rằng một sự thay đổi nhỏ trong liều lượng tạo ra sự thay đổi lớn trong đáp ứng.

7. Tính thay đổi: phản ánh sự khác nhau giữa các cá thể trong đáp ứng với thuốc nào đó.

8. Chỉ số liệu pháp (TI) liên quan đến tác động điều trị mong muốn so với tính độc không mong muốn; nó được xác định bởi sử dụng dữ liệu của đường cong  liều lượng – đáp ứng.

a. TI được định nghĩa là TD50/ED50 (tỉ số giữa liều gây độc trong một nửa dân số và liều liều gây ra hiệu quả mong muốn trong một nửa dân số).

b. Chú ý rằng TI nên được sử dụng một cách cẩn thận trong những trường hợp khi đường cong liều lượng đáp ứng đối với các tác động gây động và tạo hiệu quả mong muốn không song song.

c. Khoảng trị liệu (cửa sổ trị liệu) là nồng độ thuốc trong huyết thanh cần để đạt được hiệu quả trị liệu mà không gây độc.

(1) Nồng độ trong huyết thanh của thuốc với một khoảng trị liệu hẹp phải được theo dõi chặt chẽ; sự thay đổi nhỏ về liều hoặc rối loạn chức năng cơ quan có thể dẫn đến nhiễm độc do trị liệu.

C. Đường cong liều lượng – đáp ứng:

1. Đường cong liều lượng đáp ứng (Hình 1.6A và B) liên quan liều lượng của một thuốc đến tần số mà một đáp ứng đã được lên kế hoạch sẽ xảy ra bên trong một dân số.

a. Đáp ứng có thể là một hiện tượng “không hoặc tất cả” (các cá thể có thể ngủ hoặc không sau khi nhận liều thuốc an thần) hoặc một cường độ tác động đã xác định trước.

2. Thu được thông qua sự chuyển từ dữ liệu tần số phân bố phân tán để phản ánh tần số tập trung đối với một đáp ứng.

3. Trong trường hợp của đường cong liều lượng – đáp ứng, thì ED50 chỉ liều lượng của một thuốc mà gây ra đáp ứng trong một nửa dân số. (Chú ý điều này khác với ý nghĩa của ED50  trong đường cong liều lượng – đáp ứng đã nói trước đó).

a. Ví dụ, trong hình 1.6B, thì ED50 sẽ là 1. TD50 đối với thuốc sẽ được xác định từ điểm giữa của đường cong tương tự chỉ phần trăm tập trung của dân số cho thấy một đáp ứng độc đối với thuốc.