CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC BRS NỔI TIẾNG CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/dinh-duong-va-chuyen-hoa-nang-luong-cac-nguyen-li-co-ban/

CHƯƠNG 1: DINH DƯỠNG VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG: CÁC NGUYÊN LÍ CƠ BẢN

Mục đích lâm sàng chính của việc hiểu được những vấn đề trong chương này là trong tư vấn về dinh dưỡng (như cho những bệnh nhân cố gắng giảm cân sử dụng chế độ “fad diet”, những bệnh nhân có bệnh mạn tính, những bệnh nhân với các vấn đề về rối loạn dinh dưỡng) và đưa ra những chế độ thích hợp đối với những bệnh nhân nằm viện (người già yếu, những người mà mắc các bệnh lí cơ quan giai đoạn cuối hoặc những người mà đang dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch hay cho ăn bằng ống). Hiểu chuyển hóa các chất thì cần thiết để hiểu được chức năng bình thường ở người và nhận ra các bất thường trong chuyển hóa các chất sẽ cho phép chẩn đoán và điều trị nhiều rối loạn.

TỔNG QUAN:

– Các nguồn năng lượng chính của cơ thể bao gồm – carbohydrates, chất béo và protein – nhận được qua chế độ ăn và tích trữ trong các “kho” chứa năng lượng của cơ thể.

– Ở trạng thái no (sau khi ăn), các chất tiêu hóa được được dùng để đáp ứng nhu cấu năng lượng ngay lập tức của cơ thể và các chất dư được tích trữ dưới dạng glycogen hoặc triacylglycerol.

– Ở trạng nhịn ăn (như giữa các bữa ăn hay qua 1 qua đêm), các chất đã được tích trữ được dùng để sinh ra năng lượng cần cho tồn tại đến bữa ăn tiếp theo.

– Ở trạng thái nhịn ăn kéo dài (đói), thì các sự thay đổi xảy ra trong việc sử dụng các chất tích trữ để cho phép tồn tại trong một khoảng thời gian dài.

– Mức insulin trong máu tăng trong trạng thái no và tăng cường sự tích trữ các chất, ngược lại mức glucagon tăng khi ở trạng thái nhịn ăn và tăng cường giải phóng các chất đã tích trữ.

I. CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ ĂN

– Carbohydrates, chất béo và protein đóng vai trò như những nguồn năng lượng chính cho cơ thể và được thu nhận từ chế độ ăn. Sau khi tiêu hóa và hấp thu, những chất này có thể được oxy hóa để sinh năng lượng.

– Các chất tiêu thụ mà còn dư sau khi đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể thì được tích trữ lại, chủ yếu là chất béo, nhưng cũng có thể dưới dạng glycogen (một phân tử tích trữ carbohydrates). Trong một vài trường hợp khác, protein của cơ thể có thể cũng được sử dụng như là nguyên liệu sinh năng lượng.

– Năng lượng tiêu dùng hằng ngày (DEE) của một người bao gồm năng lượng cần cho tốc độ chuyển hóa cơ sở (BMR) và năng lượng cần cho hoạt động thể lực.

– Ngoài việc cung cấp năng lượng, chế độ ăn cũng cung cấp những tiền chất để tổng hợp nên những thành phần cấu trúc của cơ thể và cung cấp các hợp chất thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp (như các amino acids và acid béo thiết yếu, các vitamin và chất khoáng mà hay đóng vai trò như những đồng yếu tố đối với enzymes).

A. Các nguồn năng lượng:

Khi các chất được chuyển hóa trong cơ thể, thì nhiệt được tạo ra và adenosine triphosphate (ATP) được tổng hợp.

1. Năng lượng được tạo ra nhờ sự oxy hóa các chất thành CO2 và H2O.

a. Carbohydrates tạo ra khoảng 4 kcal/g.

b. Proteins tạo ra khoảng 4 kcal/g.

c. Chất béo tạo ra năng lượng nhiều hơn 2 lần (9 kcal/g).

d. Rượu, xuất hiện trong nhiều chế độ ăn, tạo ra khoảng 7 kcal/g.

2. Bác sĩ và các nhà dinh dưỡng thường sử dụng thuật ngữ “calorie” thay cho kilocalorie.

3. Nhiệt được tạo ra bởi sự oxi hóa các chất thường được dùng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

4. ATP tạo ra bởi chuyển hóa các chất thường dùng cho các phản ứng sinh hóa, co cơ và những quá trình cần năng lượng khác.

B. Các thành phần tích trữ năng lượng của cơ thể (Bảng 1.1)

1. Triacylglycerol (triglyceride)

a. Triacylglycerol là dạng tích trữ năng lượng chủ yếu của cơ thể.

b. Mô mỡ tích trữ năng lượng rất hiệu quả. Nó tích trữ một lượng calories nhiều hơn mỗi gam và ít nước hơn (15%) so với những dạng tích trữ khác (mô cơ khoảng 80% nước).

2. Glycogen, mặc dù nhỏ nhưng cực kì quan trọng.

a. Glcogen của gan được dùng để suy trì mức glucose máu trong suốt giai đoạn đầu của quá trình nhịn ăn.

b. Glycogen của cơ được oxi hóa dùng cho co cơ. Nó không đóng góp vào việc duy trì nồng độ glucose dưới bất kì tình trạng nào.

3. Protein không đóng vai trò chính như là một nguồn sinh năng lượng và chỉ có thể giáng hóa đến một mức độ nào đó.

a. Gần 1/3 toàn bộ lượng protein toàn cơ thể có thể giáng hóa.

b. Nếu có quá nhiều protein bị oxy hóa để sinh năng lượng, thì chức năng cơ thể có thể bị suy giảm nặng nề.

C. DEE là lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày.

1. BMR là năng lượng được sử dụng bởi một người nhịn ăn ít nhất khoảng 12h và còn thức nhưng ở trạng thái nghỉ ngơi.

Một tính toán gần đúng BMR là:

BMR = 24 kcal/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

2. Nhiệt sinh ra trong chế độ ăn (DIT) là sự tăng lên trong tốc độ chuyển hóa xảy ra trong suốt quá trình tiêu hóa và hấp thu các thức ăn. Thường bị bỏ qua trong tính toán bởi vì giá trị của nó thường không tính được hoặc khá nhỏ (dưới 10% toàn bộ năng lượng).

3. Hoạt động thể lực

a. Lượng calories mà các hoạt động thể lực thêm vào DEE thay đổi rất đáng kể. Một người có thể tiêu tốn khoảng 5 calories (kcal) mỗi phút trong khi đi bộ nhưng là khoảng 20 calories trong khi chạy.

b. Năng lượng cần thiết hằng ngày cho những người cực kì ít vận động là khoảng 30% của BMR. Đối với những người vận động hơn thì có thể là 50% hoặc hơn của BMR.