CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

VII. Các nguyên lí về dược động học

A. Các nguyên lí tổng quan về dược động học:

1. Dược động học mô tả những sự thay đổi của nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian.

2. Mặc dù sẽ lí tưởng để xác định lượng thuốc đến được vị trí tác động của nó như một hàm số theo thời gian sau khi dùng thuốc, nhưng nó thường không thực tiễn hoặc không thích hợp.

a. Nồng độ thuốc trong huyết tương được đo bởi vì lượng thuốc tỏng các mô nhìn chung liên quan đến nồng độ trong huyết tương.

B. Sự phân bố và thải trừ.

1. Mô hình một thành phần (Hình 1.7)

a. Thuốc phân bố tự động sau khi tiêm tĩnh mạch một liều. Nếu cơ chế thải trừ thuốc như chuyển dạng sinh học bởi các enzym của gan và sự bài tiết của thận không bị bão hòa sau liều trị liệu của thuốc, thì một đồ thị bán logarith của nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian sẽ là một đường thẳng.

b. Thải trừ thuốc là một phương trình bậc nhất, trong đó một phần trăm thuốc nhất định bị thải trừ theo mỗi đơn vị thời gian.

(1) Ví dụ như 50% thuốc bị thải trừ mỗi 8 giờ.

(2) Sự thải trừ hầu hết các thuốc là một quá trình dạng phương trình bậc nhất.

c. Độ dốc của đồ thị dạng bán logarith là –k, trong đó k là tốc độ thải trừ thuốc hằng định theo thời gian và giao với trục y tại Co (Chú ý: Co được dùng để tính Vd đối với các thuốc mà tuân theo mô hình một thành phần).

d. Nồng độ thuốc huyết tương (Ct) tương quan với nồng độ ban đầu (Co) ở bất kì thời gian nào (t) sau khi dùng thuốc được thể hiện bởi:

ln Ct = lnCo – kt

và mối liên hệ của nồng độ thuốc huyết thành ở 2 điểm thời gian được thể hiện bởi

ln C2 = ln C1 – k (t2 – t1)

2. Mô hình 2 thành phần (Hình 1.8)

a. Mô hình 2 thành phần là một mô hình phổ biến hơn đối với phân bố và thải trừ đối với các thuốc.

b. Sự giảm nhanh ban đầu trong nồng độ thuốc huyết tương có thể thấy được do pha phân bố, là thời gian cần để thuốc đạt đến cân bằng phân bố giữa phần trung tâm, như trong huyết tương và một thành phần thứ 2, như các mô thành phần và các dịch mà thuốc phân bố.

(1) Trong suốt pha này, nồng độ thuốc huyết thương giảm rất nhanh bởi vì thuốc bị thải trừ khỏi cơ thể (như bởi chuyển hóa hay thải trừ bởi thận), cũng như rời khỏi huyết tương để phân bố đến những mô khác và thành phần dịch khác.

c. Sau khi phân bố, sự giảm theo một đường thẳng trong logarith của nồng độ thuốc được thấy nếu pha thải trừ là một hàm bậc nhất. Biểu đồ thì ít dốc hơn trong pha này bởi vì không có sự giảm lượng thuốc trong huyết tương do phân bố đến các mô (đã được hoàn thành trước đó).

d. Đối với các thuốc theo mô hình 2 thành phần, thì giá trị của Co thu được bởi sự ngoại suy ra của pha thải trừ và được dùng để tính toán Vd (như trên hình) và hằng số tốc độ thải trừ, k, thu được từ độ dốc của pha thải trừ.

e. Biểu thức đối với lnCt và độ thanh thải (CL) đã ghi ở trên đối với mô hình một thành phần cũng áp dụng trong suốt pha thải trừ đối với các thuốc tuân theo mô hình 2 thành phần.

3. Sự thải trừ dạng hàm bậc nhất

a. Sự thải trừ của hầu hết các thuốc ở liều điều trị là hàm bậc 1, mà ở đó một phần trăm thuốc nhất định được thải trừ theo mỗi đơn vị thời gian.

(1) Nó xảy ra khi các thuốc không bão hòa hệ thống thải trừ.

(2) Tốc độ thải trừ là một hàm đường thẳng của nồng độ thuốc huyết tương.

b. Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương và bằng với nồng độ thuốc huyết tương nhân với hằng số tương xứng:

Tốc độ thải trừ thuốc khỏi cơ thể (khối lượng/thời gian) = hằng số x [Thuốc] trong huyết tương (khối lượng/thể tích)

Bởi vì tốc độ thải trừ có đơn vị khối lượng/thời gian và nồng độ có đơn vị khối lượng/thể tích, nên đơn vị hằng số là thể tích/thời gian. Hằng số này được xem là độ thanh thải của thuốc.

4. Sự thải trừ thuốc theo hàm số bậc 0:

a. Sự thải trừ thuốc này xảy ra khi một lượng thuốc nhất định bị thải trừ theo mỗi đơn vị thời gian; nó không phụ thuộc vào nồng độ thuốc huyết tương.

(1) Nó có thể xảy ra khi liều điều trị của thuốc vượt quá khả năng của cơ chết thải trừ (cơ chế mà cơ thể thải trừ thuốc, như chuyển hóa của gan hoặc bài tiết của thận bị bão hòa).

b. Theo mô hình này, biểu đồ theo logarith nồng độ thuốc huyết tương theo thời gian sẽ giảm theo dạng hình lõm hướng lên trên (ví dụ 10 mg thuốc sẽ bị thải trừ mỗi 8h). (Chú ý rằng sau một khoảng thời gian đủ để giảm thuốc xuống dưới mức bão hòa thì thải trừ theo dạng hàm số bậc nhất xảy ra).

c. Các ví dụ về loại trừ thuốc theo kiểu hình thành của đồ thì hàm bậc 0 bao gồm phenytoin và ethanol.