CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

C. Bán thải (t1/2)

1. Bán thải là thời gian tiêu tốn để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm 50%. Khái niệm này chỉ áp dụng đối với những thuốc bị thải trừ theo kiểu hàm số bậc 1.

2. Bán thải được xác định bởi các vấn đề sau đây:

a. Log của nồng độ thuốc huyết tương theo thời gian đối với các thuốc theo mô hình 1 thành phần.

b. Pha thải trừ đối với các thuốc phù hợp với mô hình 2 thành phần.

c. Nếu liều dùng thuốc không vượt quá khả năng của hệ thống thải trừ (liều thuốc mà không bão hòa những hệ thống đó), thì bán thải vẫn là 1 hằng số.

3. Bán thải liên quan đến hằng số tốc độ thải trừ (k) bởi phương trình t1/2 = 0,693/k (đối với một sự giảm độ dốc trong nồng độ,thì k cao; vì thế t1/2 ngắn).

4. Nó liên quan đến thể tích phân bố (Vd) và độ thanh thải (CL) bởi phương trình t1/2 = 0,693 Vd/CL

a. Sự liên hệ này nhấn mạnh rằng các thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể (có Vd cao), sẽ tốn nhiều thời gian để thải trừ và các thuốc mà cơ thể có khả năng cao thải trừ sẽ tốn ít thời gian thải trừ hơn.

5. Trong hầu hết trường hợp, hơn 95% thuốc sẽ bị thải trừ trong một khoảng thời gian bằng 5 chu kì bán thải; điều này áp dụng đối với các liều trị liệu của hầu hết các thuốc.

D. Động học đa liều:

1. Sự truyền và dùng nhiều liều thuốc lặp lại:

a. Nếu một thuốc được truyền tĩnh mạch liên tục với một tốc độ liều dùng nhất định và sự thải trừ thuốc tuân theo đồ thị hàm bậc nhất như trên, thì cuối cùng nó sẽ đạt đến nồng độ ổn định hằng định trong huyết tương.

(1) Nồng độ hằng định xảy ra khi tốc độ thải trừ bằng với tốc độ dùng thuốc.

b. Nếu một thuốc mà bị thải trừ theo kiểu hàm bậc nhất, được dùng lặp đi lặp lại (một viên hoặc một lần tiêm mỗi 8h), thì nồng độ trung bình huyết tương của thuốc sẽ tăng đến một mức độ ổn định trung bình.

(1) Điều này sẽ không xảy ra đối với các thuốc thải trừ theo kiểu hàm bậc 0.

c. Thời gian cần để đạt đến trạng thái ổn định thì bằng với 5 thời kì bán thải bất kể là truyền thuốc liên tục hay dùng thuốc lặp lại.

(1) Bất cứ khi nào một tốc độ liều bị thay đổi, thì nó sẽ tốn 5 chu kì bán thải để thiết lập một mức ổn định mà đạt được bằng bất cứ đường dùng thuốc nào.

2. Trạng thái ổn định sau khi dùng thuốc lặp lại:

a. Một vài biến thiên trong nồng độ thuốc huyết tương sẽ xảy ra thậm chí ở trạng thái ổn định.

b. Nồng độ sẽ ở mức thấp ngay trước khi dùng liều tiếp theo. Vì thế, trạng thái ổn định xác định một nồng độ thuốc trong huyết tương trung bình và khoảng biến thiên trên và dưới mức trung bình đó.

c. Độ lớn của sự biến thiên này có thể kiểm soát bởi khoảng liều.

(1) Một khoảng liều ngắn hơn sẽ làm giảm sự biến thiên nồng độ và một khoảng liều dài hơn làm tăng sự biến thiên này.

d. Khi ngừng dùng thuốc đa liều, hơn 95% thuốc sẽ bị thải trừ trong một khoảng thời gian bằng với 5 chu kì bán thải nếu tuân theo động học hàm số bậc nhất.

3. Sự duy trì tốc độ liều:

a. Sự duy trì tốc độ liều là liều thuốc cần sau mỗi đơn vị thời gian để duy trì một mức ổn định mong muốn trong huyết tương để duy trì một hiệu quả trị liệu nhất định.

b. Để xác định tốc độ liều cần để duy trì một nồng độ thuốc huyết tương trung bình ổn định, ta nhân nồng độ thuốc huyết tương mong muốn với CL:

Tốc độ liều duy trì = Nồng độ thuốc huyết tương mong muốn x Độ thanh thải (CL)

Các đơn vị lần lượt là: (lượng/thời gian) = (lượng/thể tích) x (thể tích/thời gian)

Về phần đơn vị của tốc độ liều là tính theo đơn vị lượng/thời gian (như: mg/h)

(1) Để vẫn duy trì ở trạng thái ổn định , thì tốc độ liều phải bằng với tốc độ thải trừ.

(a) Tốc độ mà thuốc thêm vào cơ thể phải bằng với tốc độ mà thuốc bị thải trừ.

(2) Tốc độ thải trừ = CL x nồng độ thuốc huyết tương; vì thế, bởi vì tốc độ liều phải bằng tốc độ thải trừ để duy trì trạng thái ổn định, nên liều thuốc cũng phải bằng CL x nồng độ thuốc trong huyết tương mong muốn.

c. Nếu thuốc được duy trì dùng ở một tốc độ liều, thì trạng thái ổn định về nồng độ thuốc huyết tương sẽ đạt đến trong khoảng 4 đến 5 chu kì bán thải (Chú ý: Đây là 4 đến 5 chu kì bán thải chứ không phải 4 đến 5 liều!).

4. Liều tải:

a. Đối với những thuốc nhất định, một liều tải ban đầu có thể được dùng để đạt được nồng độ thuốc nhanh và tác dụng điều trị sớm hơn; điều này có thể hữu ích trong những tình huống đe dọa tính mạng, như nhiễm trùng nặng (như: aminoglycosides, vancomycin) hoặc huyết khối phổi (như: heparin).

b. Để tính toán liều tải, thì nồng độ thuốc tỏng huyết tương mong muốn có thể nhân với Vd:

Liều tải = Nồng độ thuốc trong huyết tương mong muốn x Vd

(Lượng hay khối lượng) = (khối lượng/thể tích) x (thể tích)

c. Sau khi dùng liều tải (nhanh chóng đạt đến nồng độ thuốc trong huyết tương mong muốn), thì thuốc được dùng duy trì ở tốc độ liều nhất định để duy trì nồng độ thuốc ở mức ổn định mong muốn.