Hôm nay, Trang vừa sưu tầm được một tài liệu hay hay về CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH nên chia sẻ đến các bạn để chúng ta cùng nhau tham khảo.

Các bạn tải tài liệu tại đây nhé DOWNLOAD

Một phần nội dung trong tài liệu

  • Chấn thương do tai nạn, đặc biệt do tai nạn giao thông và tai nạn lao động là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật hiện nay. Việc sơ cứu trước khi có can thiệp y tế rất quan trọng.

Những bước cần thực hiện tại hiện trường

  • Khi hiện trường xảy ra tai nạn, nếu được gọi đến cấp cứu, trước tiên phải kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân. Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn hoặc có nguy cơ gây tai nạn cần được loại bỏ hoặc phải tránh để có thể vừa cứu được nạn nhân, vừa bảo vệ được bản thân.
  • Đưa nạn nhân ra chỗ an toàn, thoáng, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ bộ ban đầu có hiệu quả.
  • Luôn lưu ý giữ cổ thẳng và bảo vệ cột sống lưng.

Xử trí cấp cứu sơ bộ

  •  Xử trí cơ bản với các nguyên tắc về cấp cứu ban đầu: ABCDE (theo Hiệp hội Cấp cứu chấn thương Quốc tế )
  • Xử trí ban đầu chỉ thực hiện trong 2 phút, tiến hành xử trí ngay sau khi phát hiện thương tổn và nhắc lại đánh giá bất cứ lúc nào khi bệnh nhân không ổn định.
  • Airway (A): Đường thở
  • Breathing (B) : Hô hấp
  • Circulation (C) : Tuần hoàn

      – Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục đường thở và hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần xác định shock (sốc) và kiểm soát chảy máu.

      – Đánh giá tuần hoàn dựa vào :
       + Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ, bẹn hay chân: khó bắt hoặc không bắt được.

       + Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da nhợt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu shock mất máu.

        – Chúng ta chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.

              + Biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc có băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.

             + Nâng cao chi chảy máu so với mức tim và giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não.  
             + Chỉ đặt garo nếu chi đã đứt lìa và còn đang tiếp tục chảy máu.

Các bạn tải tài liệu tại đây nhé DOWNLOAD

Chào mừng bạn đến với trang tài liệu y khoa miễn phí! Đây là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức mới nhất trong lĩnh vực y khoa. Mình hy vọng rằng bạn sẽ thích trang của mình và tìm thấy những thông tin hữu ích lĩnh vực y khoa.

Để nhận thêm nhiều tài liệu cập nhập mới nhất và miễn phí về y khoa hãy follow like Fanpage:

Facebook: https://www.facebook.com/tailieuykhoa.thuvienykhoa.tonghoptailieuykhoa
Website : https://tailieuykhoamienphi.com/