James P.Rathmell, Howard L.Fields

Mục tiêu của y học là giúp bảo vệ, hồi phục sức khỏe và giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân. Hiểu về đau sẽ cần thiết để đáp ứng được các mục tiêu trên. Bởi vì đau được xem như là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tật, nó là dấu hiệu thường gặp khi bệnh nhân đến với bác sĩ. Chức năng của hệ thống nhận cảm đau là để bảo vệ cơ thể và duy trì cân bằng nội môi. Hệ thống nhận cảm này thực hiện việc này bằng cách phát hiện, định khu và xác định cường độ hay quá trình hủy hoại mô thực sự đang diễn ra. Bởi vì các bệnh lí khác nhau sẽ gây ra sự phá hủy các mô đặc trưng khác nhau nên tính chất đau, thời gian đau và vị trí đau của bệnh nhân sẽ cho bác sĩ những chỉ dẫn chẩn đoán quan trọng. Và cuối cùng là nhiệm vụ của bác sĩ trong việc giúp bệnh nhân giảm đau nhanh và hiệu quả.

HỆ THỐNG NHẬN CẢM ĐAU

Đau là cảm giác khó chịu định khu tại một vùng của cơ thể. Nó thường được mô tả bằng các từ đặc trưng cho quá trình phá hủy mô cơ thể (ví dụ: dao đâm, nóng rát, vặn xoắn, xé, bóp nghẹt) và/hoặc bằng các từ ngữ thể hiện phản ứng về thể chất hoặc cảm xúc khi đau (khủng khiếp, buồn nôn, kinh tởm).Hơn thế nữa, bất cứ cơn đau với cường độ trung bình hoặc cao nào đều kèm theo mệt mỏi và rất muốn kết thúc cảm giác đó. Những tính chất trên thể hiện được 2 mặt của đau: đó là về cả cảm giác và cảm xúc. Khi cơn đau cấp tính, thường kèm theo hành vi thức tỉnh và một đáp ứng với stress bao gồm: tăng huyết áp, nhịp tim, đường kính đồng tử và mức cortisol trong huyết tương. Thêm vào đó, sự co cơ khu trú (ví dụ: gấp chi, cơ cứng thành bụng) cũng thường xuất hiện.

đang cập nhập….

Đau cơ chế của đau