– Nhiễm trùng là một hậu quả của một quá trình rối loạn điều hòa đáp ứng viêm với một nhiễm khuẩn ban đầu. Tỉ lệ nhiễm trùng toàn cầu ở mức cao khoảng 437 người trên 100000 người-năm và nhiễm trùng chiếm khoảng 6% bệnh nhân nhập viện tại Mĩ. Vi khuẩn Gram dương là tác nhân thường gặp nhất liên quan đến bệnh nhân nhiễm trùng.

– Nhiễm trùng nằm trên một khoảng liên tục về mức độ nặng là nhiễm khuẩn (sự xâm nhập vào mô vô khuẩn của vi khuẩn) và nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu) đến nhiễm trùng và shock nhiễm trùng, có thể dẫn đến hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS) và chết. Vào năm 2016, một đội công tác của Hội Chăm sóc bệnh nguy kịch và Hội Hồi sức tích cực châu Âu (SCCM/ESICM) định nghĩa nhiễm trùng và shock nhiễm trùng như sau:

+ Nhiễm trùng được định nghĩa là một rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng gây ra bởi một rối loạn đáp ứng của vật chủ đối với nhiễm trùng; rối loạn chức năng cơ quan được định nghĩa là việc tăng hai hoặc hơn các điểm trong thang điểm đánh giá suy cơ quan liên quan đến nhiễm trùng (SOFA)

+ Shock nhiễm trùng được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng có sự bất thường tuần hoàn, tế bào và mô mà liên quan đến tăng nguy cơ tử vong hơn nhiễm trùng đơn thuần; những bất thường này có thể xác định trên lâm sàng khi bệnh nhân đủ các tiêu chuẩn của nhiễm trùng mặc dù bù đủ dịch, cần vận mạch để duy trì huyết áp trung bình (MAP) trên hoặc bằng 65 mmHg và một mức lactate trên 2 mmol/L (trên 18 mg/dL).

Tuy nhiên, bác sĩ lâm sàng nên lưu ý rằng định nghĩa của SCCM/ESICM thì không được tất cả chấp thuận. Ví dụ như Trung tâm Dịch vụ Hướng dẫn và Chăm sóc Y tế (CMS) vẫn tiếp tục ủng hộ cho định nghĩa cũ về hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS (bảng 1)), nhiễm trùng và nhiễm trùng nặng.

– Các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm trùng bao gồm vào đơn vị chăm sóc bệnh nặng (ICU), nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, tuổi cao, suy giảm miễn dịch, nhập viện trong quá khứ (liên quan đến nhiễm khuẩn) và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Khiếm khuyết về gen cũng được xác định là tăng khả năng nhiễm các chủng vi khuẩn đặc trưng.

– Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hay đã chẩn đoán là nhiễm trùng thường biểu hiện với hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt và tăng bạch cầu. Khi trở nên nặng hơn, các dấu hiệu của shock (như thiểu niệu, chấn thương thận cấp, thay đổi ý thức). Quan trọng, sự biểu hiện trên lâm sàng vì nhiều tình trạng bệnh khác (như viêm tụy, hội chứng suy hô hấp cấp tính) có thể biểu hiện tương tự.

– Sự kết hợp về mặt lâm sàng, xét nghiệm, hình ảnh học, sinh lí học và vi sinh vật học thì thường cần thiết cho chẩn đoán nhiễm khuẩn và shock nhiễm khuẩn. Chẩn đoán thường dựa trên kinh nghiệm dựa trên lâm sàng, hay dựa trên dữ liệu đã theo dõi hoặc đáp ứng với kháng sinh rõ ràng. Quan trọng, việc xác định được vi khuẩn mặc dù được ưa thích hơn, nhưng không phải luôn luôn thuận tiện bởi vì nhiều bệnh nhân đã điều trị một phần với kháng sinh trước khi nuôi cấy có kết quả.

– Nhiễm trùng có một tỉ lệ tử vong cao đang có biểu hiện giảm. Thống kê từ 10 đến 52% tử vong với tỉ lệ tăng tuyến tính với độ nặng của nhiễm trùng. Sau khi xuất viện, nhiễm trùng mang một nguy cơ tử vong cao hơn cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn và tái nhập viện. Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm không có khả năng gây sốt, giảm bạch cầu, tuổi trên 40, bênh lí phối hợp nhất định (như: AIDS, suy gan, xơ gan, ung thư, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch), một nguồn nhiễm khuẩn ngoài đường tiết niệu, một nguồn nhiễm khuẩn trong bệnh viện và phổ kháng sinh không phù hợp hay dùng kháng sinh muộn.