CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

D. Tổng bài tiết thuốc ở thận

1. Tổng bài tiết thuốc ở thận là kết quả của 3 quá trình riêng biệt: (1) lượng thuốc lọc ở cầu thận, (2) cộng với lượng thuốc bài tiết nhờ cơ chế vận chuyển tích cực ở thận (3) trừ đi lượng thuốc tái hấp thu một cách thụ động qua ống thận.

a. Lọc

(1) Hầu hết các thuốc có trọng lượng phân tử thấp và được lọc một cách tự do từ huyết tương ở cầu thận.

(2) Liên kết với protein huyết tương làm giảm sự lọc bởi vì protein huyết tương quá lớn để bị lọc.

(3) So với người trưởng thành, thì lưu lượng lọc cầu thận (GFR) chỉ khoảng 30 – 40% thấp hơn trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời trẻ em.

b. Sự bài tiết

(1) Ống lượn gần của thận chứa 2 hệ thống vận chuyển mà có thể bài tiết các thuốc dưới dạng siêu lọc, một đối với các acid hữu cơ (các kênh vận chuyển acid hữu cơ hay OATs) và một đối với base hữu cơ (các kênh vận chuyển base hữu cơ hay OBTs).

(a) Có nhiều OATs và OBTs với sự đặc hiệu đối với các phân tử hữu cơ khác nhau trong ống thận.

(b) Chúng cần năng lượng để vận chuyển chủ động chống lại gradient nồng độ.

(c) Chúng cũng là nơi xảy ra tương tác thuốc – thuốc mạnh mẽ; các thuốc có thể tranh chấp nhau vị trị liên kết trên các transporter.

(2) Sự liên kết với protein huyết tương bình thường không có ảnh hưởng lớn lên sự bài tiết bởi vì ái tính của hệ thống vận chuyển đối với hầu hết các thuốc lớn hơn ái tính của các protein liên kết của huyết tương.

c. Sự tái hấp thu

(1) Sự tái hấp thu có thể xảy ra trên toàn bộ ống thận; một vài hợp chất, bao gồm các hợp chất nội sinh như glucose, thì được tái hấp thu một cách chủ động.

(2) Sự tái hấp thu của dạng không bị ion hóa của các thuốc là acid yếu và base yếu có thể xảy ra bởi sự khuếch tán thụ động đơn giản, tốc độ của nó phụ thuộc vào tính tan trong lipid và pK của thuốc, cũng như gradient nồng độ của thuốc giữa nước tiểu và huyết tương.

(3) Sự tái hấp thu có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của pH nước tiểu, vì nó ảnh hưởng đến sự lại bỏ acid yếu hoặc base yếu bởi do thay đổi sự ion hóa của chúng (như bẫy ion).

(a) Ví dụ, sự kiềm hóa nước tiểu sẽ làm phần có dạng bị ion hóa của một thuốc có tính acid, điều mà sẽ làm giảm tính tái hấp thu của nó và vì thế tăng sự thải trừ loại thuốc này.

2. Độ thanh thải của thuốc ở thận

a. Độ thanh thải của thận xác định thể tích huyết tương mà được loại bỏ thuốc mỗi đơn vị thời gian:

CL (ml/phút) = U x V/P

Trong đó U là nồng độ của thuốc mỗi mL nước tiểu, V là thể tích của nước tiểu bài tiết mỗi phút và P là nồng độ của thuốc mỗi mL huyết tương.

(1) Một thuốc chỉ bài tiết bởi sự lọc sẽ có độ thanh thải bằng với GFR (125 – 130 mL/phút).

(2) Một thuốc bài tiết bởi sự lọc và bài tiết hoàn toàn sẽ có độ thanh thải bằng với độ thanh thải huyết tương của thận (650 mL/phút).

(3) Giá trị của độ thanh thải giữa 130 và 650 mL/phút cho thấy rằng một thuốc được lọc, bài tiết và một phần tái hấp thu.

b. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến độ thanh thải của thận bao gồm tuổi, những thuốc khác và bệnh tật.

c. Trong trường hợp có sự hiện diện của suy thận, thì độ thanh thải của thuốc có thể bị giảm đáng kể, làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn (giảm liều có thể là bắt buộc).