CÁC BẠN TẢI SÁCH NỘI KHOA HARRISON KINH ĐIỂN CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHÉ: https://tailieuykhoamienphi.com/ho-ra-mau/
HO RA MÁU
Ho ra máu (hemoptysis) là sự khạc nhổ (expectoration) ra máu từ đường hô hấp (respiratory tract). Bước đầu tiên trong đánh giá là chắc chắn rằng liệu chảy máu từ đường hô hấp hay từ khoang mũi (nasal cavity) (chảy máu cam (epistaxis)) hoặc đường tiêu hóa (gastrointestinal tract) (nôn ra máu (hematemesis)) bởi vì điều trị cho những nguyên nhân (etiology) này khác nhau rất nhiều. Một khi chắc chắn là ho ra máu, thì tính chất của chúng rất quan trọng, các từ có thể được dùng là đờm có vết máu (blood-tinged phlegm), đờm có bọt hồng (pink frothy sputum) trong phù phổi (pulmonary edema) hay thấy máu rõ ràng. Bước tiếp theo là việc xác định nguồn và nguyên nhân chảy máu.
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÍ CỦA HO RA MÁU
Ho ra máu có thể xuất phát từ bất kì nơi nào trên đường hô hấp; từ thanh môn (glottis) đến phế nang (alveolus). Thường gặp nhất là chảy máu từ phế quản (bronchi) hay đường dẫn khí (airway) có đường kính trung bình, nhưng một đánh giá toàn diện toàn bộ đường hô hấp thường cần thiết.
Một đặc điểm duy nhất của phổi mà đóng góp vào ho ra máu với các mức độ khác nhau là máu cấp từ hai nguồn – tuần hoàn phổi và tuần hoàn phế quản (pulmonary and bronchial circulations). Tuần hoàn phổi là hệ thống có áp lực thấp (low pressure) cần cho sự trao đổi khí (gas exchange) ở mức độ phế nang; ngược lại, các động mạch phế quản bắt nguồn từ động mạch chủ và có áp lực tuần hoàn hệ thống. Động mạch phế quản cấp máu cho đường hô hấp và có khả năng tổn thương trong các tân sinh mạch máu khối u (neovascularize tumors), giãn đường thở do giãn phế quản (bronchiectasis) và các tổn thương dạng khoang (cavitary lesion). Hầu hết ho ra máu là do mạch máu trong tuần hoàn phế quản và vì thế dưới áp lực của tuần hoàn hệ thống, làm cho việc cầm máu khó khăn hơn.
NGUYÊN NHÂN
Ho ra máu thường do nhiễn khuẩn (infection), ung thư (malignancy) hay các bệnh mạch máu (vascular disease); tuy nhiên, phân biệt nguyên nhân chảy máu từ đường hô hấp thì rất nhiều.
– Nhiễm khuẩn:
Hầu hết đờm có dính ít máu và ho ra máu lượng nhỏ là do viêm phế quản do virus (viral bronchitis). Bệnh nhân có viêm phế quản mạn tính (chronic bronchitis) có nguy cơ bội nhiễm (bacterial superinfection) vi khuẩn như Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenza hoặc Moraxella catarrhalis, làm tăng viêm nhiễm đường dẫn khí và khả năng chảy máu (bleeding). Tương tự, những bệnh nhân bị giãn phế quản (bronchiectasis) có khả năng ho ra máu với các đợt cấp của bệnh (exacerbation). Do sự nhiễm khuẩn (bacterial infection) tái đi tái lại, nên đường dẫn khí sẽ bị giãn (dilated), viêm và có mạng mạch máu nhiều, được cấp máu bởi động mạch phế quản. Trong một vài trường hợp nặng, giãn phế quản là nguyên nhân hàng đầu gây ho ra máu lượng lớn và dẫn đến tử vong (death).
Lao (tuberculosis) có một thời gian dài là nguyên nhân thường gặp nhất của ho ra máu trên toàn thế giới, nhưng bây giờ viêm phế quản và giãn phế quản thì thường gặp hơn ở những quốc gia công nghiệp hóa. Ở những bệnh nhân lao, sự phát triển của những tổn thương dạng khoang thường là nguồn gây ra chảy máu nhưng các biến chứng (complication) hiếm hơn như tổn thương tại một vị trí phình của động mạch phổi bên trong các khoang tồn tại trước đó (phình mạch Rasmussen) cũng có thể là nguyên nhân.
Những nhiễm khuẩn khác như nấm (fungi), Nocardia và Mycobacteria ngoài lao (non-tuberculous mycobacteria) có thể phát triển thành những bệnh tạo ra hang bên trong phổi và biến chứng thành ho ra máu. Thêm vào đó, loài Aspergillus có thể phát triển thành u nấm (mycetoma) bên trong các hang đã hình thành trước đó, với sự tân sinh mạch máu bên trong những hang đã bị viêm này gây ra chảy máu. Áp xe phổi (pulmonary abscess) và viêm phổi hoại tử (necrotizing pneumonia) có thể dẫn đến chảy máu bởi mất nhu mô phổi (parenchyma). Các nguyên nhân thường gây ra bao gồm Staphylococcus aureus, Klebsiella pneuonia và các sinh vật yếm khí (anaerobe) tại miệng.