Vàng da sơ sinh là tình trạng da và mắt của trẻ chuyển sang màu vàng do có quá nhiều bilirubin. Bệnh thường tự khỏi khi gan trưởng thành và trẻ bắt đầu bú, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có thể có nguyên nhân khác. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vàng da (còn gọi là tăng bilirubin máu) ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất trong vòng 2 đến 3 tuần. Nồng độ bilirubin càng cao thì trẻ càng có nguy cơ bị tổn thương não.

Nguyên nhân và phân loại
Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy hồng cầu. Ở trẻ lớn và người lớn, gan xử lý bilirubin và thải qua đường ruột. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh có thể chưa đủ trưởng thành để thực hiện tốt chức năng này.

Vàng da sơ sinh có hai loại: sinh lý và bệnh lý.

  • Vàng da sinh lý là phổ biến nhất, chiếm 75% các trường hợp. Vàng da này chỉ là do quá trình chuyển hóa của em bé không thể loại bỏ bilirubin nhanh như khi nó được sản xuất. Dạng này thường xuất hiện vài ngày sau sinh và tự khỏi sau vài tuần khi quá trình phân hủy hồng cầu chậm lại và chức năng gan được cải thiện.
  • Mặt khác, vàng da bệnh lý có nghĩa là có một tình trạng khác gây ra vấn đề trong việc loại bỏ bilirubin. Dạng này có thể xuất hiện sớm trong 24 giờ đầu sau khi sinh.

Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • bất đồng nhóm máu mẹ con như yếu tố rhesus (Rh) hoặc ABO
  • sự phá vỡ các tế bào hồng cầu (tán huyết)
  • các bệnh lí bẩm sinh ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý bilirubin như hội chứng Gilbert và hội chứng Crigler-Najjar
  • mẹ bị đái tháo đường
  • suy giáp bẩm sinh
  • tắc ruột
  • hẹp môn vị
  • bệnh vàng da do sữa mẹ, là phản ứng với các chất trong sữa
  • bệnh vàng da khi cho con bú, điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú không tốt

————————————————

Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK

Leave A Comment

Recommended Posts