CHƯƠNG 2: CÁC KHÍA CẠNH CƠ SỞ CỦA HÓA SINH: HÓA HỌC HỮU CƠ, HÓA HỌC ACID-BASE, AMINO ACIDS, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG PROTEIN, ĐỘNG HỌC ENZYM
Các tác dụng trên lâm sàng của chương này là chúng ta sẽ hiểu được cơ bản đằng sau các tình trạng nhiễm kiềm, nhiễm toan, các điều trị trong suy thận, các tác động của dược phẩm, liều và tần suất của một số thuốc nhất định và bệnh lí của hemoglobin (cấu trúc và chức năng của protein).
TỔNG QUAN
– Các acid phân li, giải phóng ra các proton và tạo ra các base liên hợp của chúng.
– Các base nhận proton, tạo ra các acid liên hợp của chúng.
– Các hệ đệm bao gồm các cặp acid-base liên hợp, chúng có thể cho và nhận proton, bằng cách đó duy trì được pH của dung dịch.
– Các protein, bao gồm các amino acids, có nhiều chức năng trong cơ thể (như: enzym, các thành phần cấu trúc, các hormone và các kháng thể).
– Tương tác giữa amino acid với nhau tạo ra các chuyển dạng trong không gian 3 chiều của một protein, bắt đầu với cấu trúc sơ cấp, đến cấu trúc bậc 2 và bậc 3 và đối với các protein nhiều tiểu đơn vị, có cấu trúc bậc 4.
– Các enzym là những protein xúc tác cho các phản ứng hóa học.
– Các enzym tăng tốc các phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng tự do Gibb của quá trình hoạt hóa.
– Các phản ứng được xúc tác bởi enzym có thể được mô tả bởi phương trình Michaelis-Menten, trong đó Km là nồng độ cơ chất mà ở đó tốc độ hình thành sản phẩm của phản ứng bằng một nửa tốc độ tối đa (Vmax).
– Các chất ức chế enzym có thể được phân loại thành tranh chấp hoặc không tranh chấp, có thể phân biệt thông qua một đồ thị Lineweaver-Burk.