A. Tổ chức của ANS (Bảng 2.1 và Hình 2.1):

Bảng 2.2 Tổ chức của hệ thần kinh tự động
Đặc điểmGiao cảmPhó giao cảmSoma
Gốc của dây thần kinh trước hạchNhân của các thành phần tủy T1-T12; L1-L3 (ngực lưng)Nhân của các dây thần kinh sọ III, VII, IX và X; các thành phần tủy sống S2-S4 (sọ cùng) 
Chiều dài của trục sợi thần kinh trước hạchNgắnDài 
Chất trung gian thần kinh trong hạchAChAch 
Loại receptor trong hạchNicotinicNicotinic 
Chiều dài của trục sợi thần kinh sau hạchDàiNgắn 
Cơ quan tác độngCơ trơn và cơ tim; các tuyếnCơ trơn và cơ tim; các tuyếnCơ xương
Chất trung gian thần kinh ở các cơ quan tác độngNorepinephrine (trừ tuyến mồ hôi, chúng dùng ACh)AChAch (các synap là khớp thần kinh cơ)
Các loại receptor ở cơ quan tác độngAlpha1, alpha2, beta1 và beta2MuscarinicNicotinic

1. Tiếp nối synap giữa các neuron thần kinh được thực hiện trong các hạch tự động:

a. Hạch phó giao cảm nằm trong hoặc gần các cơ quan tác động.

b. Hạch giao cảm nằm trong chuỗi cạnh sống.

2. Các neuron trước hạch có thân tế bào trong CNS và tiếp nối synap với hạch tự động.

– Các neuron trước hạch của hệ thống thần kinh giao cảm bắt nguồn ở thành phần tủy sống T1-L3 hay vùng ngực lưng.

– Các neuron trước hạch của hệ thống thần kinh phó giao cảm bắt nguồn từ các nhân thần kinh sọ và trong các thành phần tủy từ S2-S4 hay vùng sọ cùng.

3. Các neuron sau hạch của cả 2 thành phần thần kinh tự động đều có thân tế bào trong các hạch tự động và tiếp nối synap với các cơ quan tác động (như  tim, mạch máu, tuyến mồ hôi).

4. Tủy thượng thận là một vùng đặc biệt của hệ thống thần kinh giao cảm.

– Các sợi trước hạch tiếp nối synap trực tiếp lên các tế bào ưa chrom trong tủy thượng thận.

– Các tế bào ưa chrom tiết ra epinephrine (80%) và epinephrine (20%) vào trong tuần hoàn (xem Hình 2.1).

– U tủy thượng thận (pheochromocytoma) là một khối u của tủy thượng thận làm tiết quá mức lượng catecholamines và liên quan đến sự tăng bài tiết của 3-methoxy-4-hydroxymandelic acid (VMA).