Hôm nay, Trang vừa sưu tầm được một tài liệu hay hay về NGOẠI THẦN KINH nên chia sẻ đến các bạn để chúng ta cùng nhau tham khảo.

Các bạn tải tài liệu tại đây nhé DOWNLOAD

Một phần nội dung trong tài liệu

II. LÂM SÀNG

Hội chứng chèn ép tủy có ba hội chứng chính:

  1. Hội chứng tại cột sống (hội chứng tại chỗ).
  2. Hội chứng tại nơi tổn thương.
  3. Hội chứng dưới nơi  tổn thương.
  4. Hội chứng cột sống (hội chứng tại chỗ)

– Hiện tượng cứng một đoạn cột sống: hiện tượng này dễ thấy ở vùng cổ và vùng lưng (những nơi linh động của cột sống) hơn là ở vùng ngực.

– Biến dạng cột sống do đau: vẹo cột sống.

  • Đau tại chỗ cột sống: xuất hiện đau khi ấn vào các mấu gai, cơ cạnh sống; đau xương, đau do co thắt cơ thắt lưng.

Hội chứng cột sống thường gặp nhất ở những tổn thương của cột sống (ví dụ như u cột sống) nhưng cũng có thể gặp ở những u cạnh tủy sống hoặc thậm chí những u nội tủy.

2. Hội chứng tại nơi tổn thương:

Biểu hiện dưới dạng tổn thương một hoặc nhiều rễ tại nơi bị chèn ép tủy, biểu hiện bằng kiểu đau theo rễ:

– đau nhiều, dữ dội

– đau dọc theo đường đi của rễ, có thể một bên hoặc hai bên

– có tính chất cơ học: tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, gắng sức, vận động, ít đáp ứng với thuốc giảm đau

– đôi khi có những cơn kịch phát đau chói dữ dội đặc biệt là ban đêm

+ Đau do chèn ép rễ:

  • đau lan dọc cánh tay (do chèn ép rễ tùy cổ),
  • đau thành ngực kiểu thắt đai (chèn ép rễ tủy ngực),
  • đau thắt lưng vòng ra hai bên lan xuống chân (chèn ép rễ tủy thắt lưng).

+ Có thể kèm theo những triệu chứng khách quan :

– giảm cảm giác theo rễ chi phối

– liệt, teo cơ do rễ chi phối

– và nhất là mất phản xạ gân cơ do rễ chi phối là dấu hiệu thường gặp trong chèn ép tủy cổ.

3. Hội chứng dưới nơi tổn thương:

3.1 Các rối loạn vận động

Biểu hiện thay đổi tùy vị trí, mức độ chèn ép.

Tủy cổ bị chèn ép gây rối loạn vận động tứ chi; lưng – thắt lưng bị chèn ép gây rối loạn vận động chi dưới và có thể tự động tủy.

+ Yếu chi hoặc liệt.

+ Tăng phản xạ gân xương.

+ Phản xạ da bụng và da bìu giảm hoặc mất hoàn toàn.

+ Babinski (+).

Lúc đầu dáng đi có thể bị rối loạn tạm thời: hiện tượng đi cách hồi của tủy (Intermittent medullary claudication). Hiện tượng này đi cách hồi này không gây ra đau chân khi tổn thương chèn ép nằm ở tủy sống cổ (khác với hiện tượng đi cách hồi do hẹp ống sống thắt lưng). Sau đó triệu chứng này trở nên thường xuyên hơn, dáng đi cứng, spastic, và cuối cùng là đi không được nữa.

Các bạn tải tài liệu tại đây nhé DOWNLOAD

Chào mừng bạn đến với trang tài liệu y khoa miễn phí! Đây là nơi chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức mới nhất trong lĩnh vực y khoa. Mình hy vọng rằng bạn sẽ thích trang của mình và tìm thấy những thông tin hữu ích lĩnh vực y khoa.

Để nhận thêm nhiều tài liệu cập nhập mới nhất và miễn phí về y khoa hãy follow like Fanpage:

Facebook: https://www.facebook.com/tailieuykhoa.thuvienykhoa.tonghoptailieuykhoa
Website : https://tailieuykhoamienphi.com/