CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC BRS NỔI TIẾNG CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/dinh-duong-va-chuyen-hoa-nang-luong-cac-nguyen-li-co-ban/

IV. Giai đoạn nhịn ăn kéo dài (đói)

– Trong giai đoạn đói (nhịn ăn kéo dài), cơ phải giảm sự sử dụng thể ketone của nó. Kết quả, mức ketone trong cơ thể tăng lên trong máu và não sử dụng chúng để tạo năng lượng. Cuối cùng, não cần ít glucose hơn và quá trình tân tạo đường chậm lại, giúp tiết kiệm protein của cơ. Quá trình này xảy ra sau khoảng 3 đến 4 ngày đói.

– Những sự thay đổi này trong sư dụng năng lượng của các mô khác nhau giúp chúng ta có thể sống sót với thời gian dài hơn mà không cần thức ăn.

A. Các sự thay đổi về chuyển hóa trong giai đoạn đói (Hình 1.3)

Khi cơ thể đi vào trạng thái đói, sau 3 đến 5 ngày đói, các thay đổi xảy ra trong việc sủ dụng năng lượng tích trữ.

1. Cơ giảm việc sử dụng thể ketone của nó và oxi hóa các acid béo như nguồn năng lượng chính của nó.

2. Bởi vì giảm sử dụng bởi cơ, nên thể ketone trong máu tăng lên.

3. Não sau đó tiếp nhận và oxi hóa các thể ketone để sinh năng lượng. Cuối cùng, não giảm sự sử dụng glucose của nó, mặc dù glucose vẫn là nguồn năng lượng chính cho não.

4. Tân tạo đường ở gan giảm.

5. Protein của cơ được tiết kiệm (ít protein của cơ bị thoái hóa để cung cấp amino acid cho tân tạo đường).

6. Bởi vì giảm sự chuyển đổi amino acid thành glucose, nên ít urea được tạo thành từ nitrogen của amino acid trong khi đói hơn là nhịn ăn qua một đêm.

LIÊN QUAN LÂM SÀNG

Các bệnh rối loạn dinh dưỡng và đói bao gồm kwashiorkor và maramus. Kwashiorkor thường xảy ra ở những đứa trẻ ở các quốc gia thế giới thứ ba, nơi mà chế độ ăn đầy đủ về calories nhưng thấp protein. Một sự giảm sút trong protein của chế độ ăn gây ra giảm tổng hợp protein (có thể thấy được qua đo mức albumin huyết thanh), cuối cùng ảnh hưởng đến sự tái tạo tế bào biểu mô ruột và vì thế, vấn đề tiếp theo là kết hợp với rối loạn hấp thu. Gan to và bụng chướng thường thấy được. Thiếu albumin trong máu dẫn đến chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa máu và khoảng kẽ, dẫn đến nước tích tụ ở khoảng kẽ và xuất hiện chướng. Maramus do sự giảm trong chế độ ăn cả protein và calories. Đói kéo dài cuối cùng dẫn đến tử vong.

B. Chất béo: nguồn năng lượng chính

Cơ thể sử dụng chất béo như nguồn năng lượng chính trong suốt quá trình đói, giúp bảo tồn protein chức năng.

1. Nhìn chung chất béo về mặt số lượng là nguồn năng lượng quan trọng nhất trong cơ thể.

2. Khoảng thời gian mà một người có thể sống sót mà không cần thức ăn phụ thuộ chủ yếu vào lượng chất béo tích trữ trong mô mỡ.