ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Chẩn đoán
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm HbA1C. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Kết quả được diễn giải như sau:

  • Dưới 5,7% là bình thường.
  • Từ 5,7% đến 6,4% được chẩn đoán là tiền đái đường.
  • Từ 6,5% hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt cho phép chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Nếu xét nghiệm HbA1C không có sẵn hoặc nếu bạn có một số tình trạng bệnh lý nhất định cản trở làm xét nghiệm này, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ. Giá trị lượng đường trong máu được biểu thị bằng miligam đường trên mỗi deciliter (mg/dL) hoặc milimol đường trên mỗi lít (mmol/L) máu. Bất kể bạn ăn lần cuối vào thời điểm nào, mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên là chẩn đoán bệnh đái tháo đường, đặc biệt nếu bạn cũng có các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như đi tiểu nhiều và khát nước nhiều.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Mẫu máu được lấy sau khi bạn không ăn qua đêm. Kết quả được diễn giải như sau:

Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) được coi là bình thường.
Từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) được chẩn đoán là tiền đái tháo đường.
Từ 126 mg/dL (7 mmol/L) hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán là đái tháo đường.

  • Test dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này ít được sử dụng hơn các xét nghiệm khác, ngoại trừ khi mang thai. Bạn sẽ nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó uống nước đường tại phòng khám. Lượng đường trong máu sau đó được kiểm tra sau hai giờ. Kết quả được diễn giải như sau:

————————————————

Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *