Cứng hàm có thể xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như căng thẳng, bệnh lý khớp thái dương hàm, nghiến răng vào ban đêm, uốn ván và nhiều lý do khác.

Cứng hàm có thể gây đau hoặc khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, chẳng hạn như ăn uống. Cường độ của cơn đau có thể khác nhau và được mô tả là đau ê, đau nhói, cứng hoặc đau dữ dội. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên hàm của bạn, mặc dù vị trí chính xác của cơn đau có thể khác nhau.

Ví dụ: các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến:

  • đầu
  • răng
  • cổ
  • mũi
  • miệng
  • tai

Các nguyên nhân gây ra tình trạng căng cứng hàm có thể từ chấn thương nhẹ, nhất thời đến nhiễm trùng và các tình trạng có thể cần sự can thiệp y khoa.

Bài viết sẽ cung cấp thông tin về các nguyên nhân có thể gặp của tình trạng cứng hàm và các lựa chọn điều trị.

Nguyên nhân gây cứng hàm
Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng cứng hàm, từ nhẹ đến nặng.

Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau ở khớp hàm và các cơ xung quanh. Nó có thể gây đau hoặc cứng một hoặc cả khớp hai bên. Khớp này nằm giữa hàm dưới và xương thái dương. Rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể gây đau nhức ở hoặc gần tai, hàm và mặt. Nhai thức ăn có thể làm tăng cảm giác đau và tạo ra âm thanh lách cách hoặc cảm giác nghiến răng.

Cơn đau của bệnh lý khớp thái dương hàm thường là tạm thời và có thể giải quyết bằng cách chăm sóc tại nhà.

————————————————

Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK