CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

1. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nguyên nhân khác bao gồm sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), uống nhiều rượu và một số bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Crohn.

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính), hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, triệu chứng của viêm dạ dày sẽ được cải thiện nhanh chóng khi điều trị.

     Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày bao gồm:

– Nhức nhối hoặc đau rát hoặc đau (khó tiêu) ở vùng thượng vị, có thể tăng lên khi đói hoặc sau khi ăn no.

– Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn nhiều lần thức ăn dịch dạ dày.

– Cảm giác đầy bụng, ập ạch bụng sau khi ăn

– Có khi viêm dạ dày không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.

Bên cạnh việc dùng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, việc tuân thủ điều trị. Một chế độ ăn uống hợp lý đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori và một số thói quen ăn uống nhất định có thể gây ra xói mòn niêm mạc dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày.Người bị viêm dạ dày có thể cảm thấy khó ăn, dẫn đến chán ăn và sụt cân không mong muốn. Do đó việc điều chỉnh những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày và nâng cao hiệu quả điều trị.

Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *