CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

II. Dược động học và dược lực học

A. Dược động học: là các tác động của cơ thể lên thuốc hoặc sự di chuyển của thuốc qua khắp cơ thể, bao gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ.

B. Dược lực học: là các tác động của thuốc lên cơ thể, bao gồm các tác động về sinh lí và phân tử.

III. Sự hấp thu thuốc

Sự hấp thu thuốc là sự di chuyển của một thuốc từ vị trí dùng thuốc vào trong dòng máu. Trong nhiều trường hợp, một thuốc phải được vận chuyển qua một hoặc nhiều màng sinh học để đến được dòng máu.

A. Sự vận chuyển thuốc qua các màng:

1. Sự khuếch tán của các thuốc không bị ion hóa: là dạng thường gặp và quan trọng nhất của thuốc khi đi qua các màng sinh học.

a. Các thuốc khuếch tán một cách thụ động theo gradient nồng độ.

b. Sự khuếch tán có thẻ được tăng cường đáng kể bởi hệ số phân tán lipid – nước của thuốc, đó là tỉ số về khả năng tan trong một dung môi hữu cơ so với tính tan trong dung môi nước.

(1) Nhìn chung, sự hấp thu tăng lên khi tính tan trong lipid tăng lên (hệ số phân tán tăng lên).

c. Những yếu tố khác cũng có thể làm tăng sự khuếch tán bao gồm gradient nồng độ thuốc qua màng tế bào và diện tích bề mặt của màng tế bào.

2. Sự khuếch tán của thuốc là chất điện li yếu:

a. Chỉ có dạng không bị ion hóa của thuốc có thể khuếch tán với mức độ đáng kể qua các màng sinh học.

b. Mức độ ion hóa của một acid hoặc base yếu được xác định bởi pK của thuốc và pH của môi trường theo phương trình Handerson  – Hasselbach.

(1) Đối với acid yếu (A):

Trong đó HA là nồng độ của dạng proton hóa hay không ion hóa của acid và A- là nồng độ của dạng ion hóa hay dạng không được proton hóa.

(2) Đối với base yếu (B):

Trong đó BH+ là nồng độ của dạng được proton hóa của base và B là nồng độ của dạng không được proton hóa.

c. Khi pK của một thuốc bằng pH của môi trường xung quanh, thì 50% sự ion hóa xảy ra, trong đó có sự bằng nhau giữa số lượng các gốc ion hóa và không bị ion hóa xảy ra.

(1) Một pK thấp hơn cho thấy là một acid mạnh hơn

(2) Một pK cao hơn tương ứng một base mạnh hơn.

d. Các thuốc với các giá trị pK khác nhau sẽ khuếch tán qua màng với các tốc độ khác nhau.

e. pH của dịch sinh học mà thuốc phân li ảnh hưởng đến mức độ ion hóa và vì thế ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển thuốc.

f. Bẫy ion xảy ra khi một thuốc là một acid yếu hoặc base yếu di chuyển giữa các thành phần có pH khác nhau; ví dụ, khi một thuốc đường uống được hấp thu từ dạ dày (pH từ 1-2) đến huyết tương (pH khoảng 7,4).

(1) Thuốc sẽ có khuynh hướng tập trung trong thành phần dịch mà có mức độ ion hóa cao.

(a) Các acid yếu có khuynh hướng tập trung trong dịch với pH cao hơn

(b) Các base yếu có khuynh hướng tập trung trong dịch với pH thấp hơn

3. Vận chuyển chủ động: là một quá trình phụ thuộc năng lượng mà có thể di chuyển các thuốc chống lại gradient nồng độ qua các hệ thống vận chuyển qua trung gian protein.

a. Vận chuyển chủ động xảy ra chỉ theo một hướng và có thể bão hòa.

b. Đây là kiểu vận chuyển thuốc giống như vận chuyển chủ động các chất nội sinh như đường, amino acids và nucleosides.

c. Một vài hệ thống vận chuyển làm tăng sự vận chuyển thuốc và đi vào trong các tế bào để tăng tác động của thuốc. Những hệ thống khác tạo ra sự đi ra ngoài tế bào chủ động của thuốc và giảm tác động của chúng.

4. Lọc: là lượng lớn dung môi và chất tan đi qua kênh trên màng tế bào.

a. Thường gặp với các phân tử nhỏ (thường với các phân tử có trọng lượng phân tử dưới 100 Dalton [Da]) mà có thể đi qua kênh (lỗ màng).

b. Một vài chất với trọng lượng phân tử lớn hơn, như một số protein nhất định có thể được lọc qua các kênh gian tế bào.

c. Gradient nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ lọc.

5. Khuếch tán có gia tốc là sự di chuyển của các chất theo gradient nồng độ.

a. Đây là một chất mang trung gian, đặc hiệu và có thể bị bão hòa; loại vận chuyển này không cần năng lượng.