Các nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 1971 cho thấy rằng có từ 8 đến 10 trẻ trong số 1000 trẻ sinh ra và sống có ít nhất một dị tật của tim hoặc của mạch máu lớn. Ở trẻ đẻ non, tỉ lệ tim bẩm sinh (TBS) cao gấp đôi trẻ đủ tháng. Khoảng một phần ba trẻ mắc bệnh TBS cần
phải can thiệp nội khoa, thông tim hoặc phẫu thuật trong thời kỳ sơ sinh. Nếu không được điều trị, có đến 20-25% trẻ tử vong ngay trong thời kỳ nhũ nhi và 50-60% không sống quá hai năm. Nhờ vào sự phát triển của phẫu thuật tim mạch với sự ứng dụng các kỹ thuật mới, sự phát triển của tim mạch học và hồi sức nhi khoa và sơ sinh cũng như sự ra đời của các thuốc điều trị thế hệ mới, tỉ lệ tử vong ở trẻ mắc bệnh TBS giảm xuống một cách ngoạn mục. Vào những năm 40 của thế kỷ trước, có đến 80% trẻ mắc bệnh TBS chết trong vòng một vài năm đầu đời. Tỉ lệ này đã giảm thấp hơn 20% trong thời gian gần đây.
Sau sinh, hệ tuần hoàn (TH) chịu sự thay đổi lớn và toàn diện. Do vậy, một số trẻ mắc bệnh TBS có thể sống được trong bào thai thì trong vài giờ sau sinh lại xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều bệnh tim phức tạp được chẩn đoán
trong giai đoạn trước sinh. Do vậy với một bệnh TBS phức tạp, việc tư vấn trước sinh đối với gia đình bệnh nhân về các khả năng điều trị cần được thực hiện với sự phối hợp của một nhà tim mạch nhi. Đặc biệt, trước một bệnh TBS phức tạp hoặc một bệnh TBS có tím, quá trình
sinh nở cần được thực hiện ở một trung tâm chu sinh có đầy đủ các thầy thuốc sơ sinh, thầy thuốc tim mạch nhi khoa và phẫu thuật viên tim mạch nhi khoa. Do vậy cần phải có một hồ sơ chẩn đoán trước sinh với những thông tin chi tiết về tất cả các cuộc hội chẩn, chẩn đoán nghi
ngờ và các ghi nhớ để quá trình xử trí sau sinh không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Có khoảng 10% TBS biểu hiện nặng đe dọa đến tính mạng ngay trong thời kỳ sơ sinh.

Các bạn tải tài liệu tại đây nhé DOWNLOAD