MỤC TIÊU

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

  1. Trình bày được sơ lược giải phẫu, chức năng cơ quan hô hấp
  2. Nêu được các triệu chứng cơ năng bệnh đường hô hấp
  3. Nắm được mô tả các triệu chứng thực thể khi khám
  4. Khái niệm được 4 loại bệnh lý hô hấp hay gặp và thuốc liên quan.

NỘI DUNG

I. GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ BẢO VỆ HÔ HẤP

-Giải phẫu ,chức năng

-Cơ chế bảo vệ đường hô hấp

-Thông số cơ bản trong thăm dò CNHH

II. NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH LÝ CƠ NĂNG CHÍNH

-Khó thở

-Ho

-Khạc đờm

-Ho ra máu

-Các triệu chứng khác thường gặp khi mắc bệnh
III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ GẶP KHI KHÁM

-Các tiếng ran (rên)

-Các tiếng thổi

-Các tiếng cọ
IV. CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP HAY GẶP (4 loại tổn thương)

-Tắc nghẽn đường dẫn khí

-Rối loạn khuyêchstán khi

-Giới hạn diện tích phổi

-Rối loạn thông khí do rối loạn vận động cơ hô hấp
V. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

I.NHẮC LẠI GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ BẢO VỆ HÔ HẤP

  1. Cấu tạo bộ máy hô hấp:
    Chia thành
    • Đường hô hấp trên,
    • Đường hô hấp dưới

a. Đường hô hấp trên gồm
• khoang mũi,
• khoang miệng,
• hầu họng,
• nắp thanh quản

b. Các xoang cạnh mũi bao gồm
(1). Xoang bướm;
(2). Xoang sàng;
(3). Xoang hàm;
(4). Xoang trán.

c. Đường hô hấp dưới gồm
• thanh quản,
• khí quản,
• phế quản,
• các tiểu phế quản

d. Nhu mô phổi gồm
• phế nang,
• mô kẽ phổi và
• các mạch máu phổi

e. Chức năng bộ máy hô hấp
• Đường hô hấp trên ngăn chặn các vật lạ đi vào đường hô hấp dưới bằng
phản xạ ho; lọc lại các hạt bụi đi vào đường thở nhờ hệ thống lông ở mũi;
làm ấm, làm ẩm luồng khí đi vào phổi nhờ vào các mạch máu dày đặc xung
quanh đường hô hấp trên
• Đường hô hấp dưới dẫn không khí đi vào tận trong các phế nang. Nhu mô
phổi trao đổi không khí cho cơ thể: O2 được đưa vào cơ thể và CO2 được
đào thải ra ngoài.

  1. Các cơ chế bảo về đường hô hấp
    • Cơ chế bảo vệ đường hô hấp bao gồm sự hoạt động của các cơ hô hấp – sự tiết
    dịch nhày – đại thực bào phế nang; Ngoại vật nhỏ (hoặc vi khuẩn) bị giữ lại ở hệ
    thống lông và dịch nhày, tống ra ngoài qua động tác ho.
    • Những tiểu phần có kích thước 0,2 đến 2 mcm có thể vượt qua cơ chế trên vào
    đến phế nang, tại đây các đại thực bào phế nang và bạch cầu trung tính thực
    bào chúng, đồng thời trình diện kháng nguyên để kích thích hoạt động của hệ
    thống miễn dịch đặc hiệu…
  2. Một số thông số cơ bản trong thăm dò chức năng hô hấp
    • Có 4 thể tích và
    • 4 dung tích thở (Hình):

Các thể tích và dung tích tĩnh của phổi
Dung tích sống (VC:Vital capacity):
Theo quy ước, một thể tích không khí được gọi là dung tích hô hấp khi nó gồm
tổng của hai hay nhiều thể tích hô hấp.
VC là số khí tối đa huy động được trong một lần thở, gồm tổng của 3 thể tích:
VC = IRV + TV + ERV
Dung tích sống là lượng khí huy động được tức là thở ra ngoài được nên có thể
đo bằng máy Spirometer. Dung tích sống là một chỉ số đánh giá thể lực.
Thể tích lưu thông (TV: Tidal volume): Là lượng không khí một lần hít vào hoặc
thở ra bình thường. Bình thường khoảng 500 ml, nam cao hơn nữ.
Thể tích cặn (RV: Residual volume): Là thể tích không khí còn lại trong phổi sau
khi đã thở ra hết sức, đây là lượng không khí mà ta không thể nào thở ra hết
được.
Bình thường khoảng 1000 – 1200 ml.
Thể tích cặn càng lớn, càng bất lợi cho sự trao đổi khí. Thể tích cặn là lượng khí
không huy động được tức không thở ra ngoài được nên không thể đo trực tiếp
bằng máy Spirometer.
Dung tích toàn phổi (TLC : Total Lung capacity): Là tổng số lít khí tối đa có trong
phổi, gồm tổng các thể tích:
TLC = IRV + TV + ERV + RV hoặc TLC = VC + RV
Bình thường khoảng 5 lít. 5

Các thể tích động và các lưu lượng tối đa
Dung tích sống thở mạnh (FVC : Forced Vital capacity) chính là dung tích sống chỉ
khác là đo bằng phương pháp thở ra mạnh. Trên đồ thị thở ra mạnh, có thể tính
được thể tích động và các lưu lượng phế quản .

Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1: Forced expiratory volume):
Là số lít tối đa thở ra được trong giấy đầu tiên. Đây là một thể tích hô hấp quan
trọng thường được dùng để đánh giá chức năng thông khí.
FEV1 giảm trong các bệnh có rối loạn thông khí tắc nghẽn như: hen phế quản, khối
u bên trong hoặc bên ngoài đường dẫn khí. Ngoài ra, FEV1 cũng giảm trong các
bệnh: xơ hóa phổi, giãn phế nang

Tiffeneau.
Tiffeneau = FEV1 / VC x 100%
Thông số này giảm là là dấu hiệu gián tiếp của tắt nghẽn phế quản lớn.

Lưu lượng thở ra đỉnh PEF (Peak expiratory flow) : lưu lượng tức thì cao nhất đạt
được trong một hơi thở ra mạnh, bình thường không quá 0,5 lít.
Lưu lượng tối đa tại một số điểm xác định của FVC, thông dụng nhất là MEF
(Maximal expiratory flow) ở điểm còn lại 75%, 50% và 25% của FVC ký hiệu là
MEF75, MEF50 và MEF25
Các lưu lượng tối đa tức thời trên cũng được sử dụng để đánh giá gián tiếp thông
khí tắt nghẽn, tức sự trỡ ngại đường dẫn khí.

II. NHỮNG TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH LÝ HÔ HẤP THƯỜNG GẶP

  1. Khó thở
    • Khó thở là tình trạng khó khăn trong việc thực hiện động tác thở của bệnh
    nhân. Đây là cảm giác chủ quan, là triệu chứng cơ năng thường gặp do niều
    nguyên nhân khác nhau.
    • Chứng khó thở (breathlessness hoặc shortness of breath), mô tả sự khó khăn
    và mệt mỏi trong lúc thở. Thuật ngữ y khoa của chứng khó thở là dyspnea.
    • Nguyên nhân gây khó thở có thể do bệnh lý đường hô hấp hoặc ngoài đường
    hô hấp.
    − Nguyên nhân do bệnh lý hô hấp – có 2 nhóm chính:
  • Hẹp đường hô hấp: chèn, dị vật phế quản, u phế quản….
  • Tổn thương phổi: Viêm phổi, ứ máu phổi…
    − Ngoài đường hô hấp : suy tim, thiếu máu, toan chuyển hóa, liệt cơ hô
    hấp…

• Chẩn đoán mức độ khó thở – Phân loại mức độ khó thở theo NYHA (1997)
Độ 1: Không hạn chế hoạt động thể lực
Độ 2: Khó thở khi làm việc gắng sức nặng trong cuộc sống hàng ngày.
Độ 3: Khó thở khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.
Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và /hoặc khó thở khi nghỉ.

  1. Ho
    Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kỳ:
  • Hít vào sâu và nhanh.
  • Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó
    thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực.
  • Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài
    gây ho.
    Nguyên nhân
    Các tác nhân kích thích cung phản xạ ho đều có thể gây ho. Dưới đây là một số
    nguyên nhân hay gặp.
  • Trên đường hô hấp: Viêm họng Viêm khí quản, phế quản cấp. Viêm phế
    quản mạn, Gĩan phế quản, Viêm phổi, Lao phổi. Apxe phổi …
  • Tim mạch: Tăng áp lực tiểu tuần hoàn có thể gây khó thở. Các tổn thương
    tim mạch gây ứ trệ tuần hoàn đều có thể gây ho: hẹp van hai lá, tăng huyết
    áp có suy tim…
  • Nguyên nhân ở xa đường hô hấp, Ho chỉ là triệu chứng: tổn thương ở gan,
    tử cung có thể gây ho, lạnh đột ngột có thể gây ho…
  • Nguyên nhân tinh thần. một số trường hợp rối loạn tinh thần có biểu hiện
    ho nhiều, nên không có tổn thương trên đường hô hấp. Nhưng đó là những
    trường hợp hiếm gặp.

Lâm sàng
Từ tính chất ho trên lâm sàng: ho khan hay có đờm, nhịp điệu và tần số, ảnh hưởng
của ho lên toàn thân, âm sắc của tiếng ho; ta có thể chia ra các loại:

  • Ho có đờm. Sau khi ho khạc ra đờm. Có thể đờm đặc hoặc loãng, lẫn máu,
    mủ, bã đậu, khối lượng có thể ít hoặc nhiều.
  • Ho khan. Không khạc ra đờm, mặc dù người bệnh có thể ho nhiều. Tuy
    nhiên có người nuốt đờm, hoặc vì không muốn khạc, hoặc vì không biết khạc
    cho nên cần phải thông dạ dày hoặc xét nghiệm phân. Biện pháp này áp dụng
    cho người ho khan và nhất là cho trẻ em.
  • Ho húng hắng. Ho từng tiếng, thường không ho mạnh. Nên phân biệt với
    “đằng hắng”, vì động tác này không đòi hỏi sự tham gia của các cơ thở ra mà
    chỉ cần cơ ở thanh quản.
  • Ho thành cơn. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển
    hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp
    tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, gây ứ
    huyết tĩnh mạch chủ trên, làm cho người bệnh đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng,
    cơn ho có thể làm chảy nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn nữa. Người
    bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
    Thay đổi âm sắc tiếng ho. Tiếng ông ổng trong viêm thanh quản, giọng đôi khi
    liệt thanh quản, khản họng trong viêm thanh quản nặng do bạch hầu.
  1. Khạc đờm
    • Định nghĩa: Đờm là các chất tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng.
    • Các loại đờm ~ Trên lâm sàng có thể gặp:
    − Đờm thanh dịch: gồm các thanh dịch tiết ra từ các huyết quản và có thể lẫn với hồng cầu. Loại này rất loãng, đồng đều, thường gặp trong phù phổi mạn tính hoặc cấp.
    − Đờm nhầy: Màu trong nhầy, thường gặp trong. Hẹn phế quản. Viêm phổi.
    − Đờm mủ. Sản phẩm của các ổ hoại tử do các loại vi khuẩn ở trong phổi hoặc
    ngoài phổi: ápxe phổi, ápxe gan, dươi cơ hoành vỡ vào phổi, mủ có màu vàng hoặc xanh, hoặc nâu trong trường hợp apxe gan vỡ vào phổi. Mủ có màu tanh hoặc phối.
    − Đờm mủ nhầy. Thường gặp nhất trong giãn phế quản.

Hình ảnh bên trong cổ họng những người ho có đờm

  1. Ho ra máu

  1. Định nghĩa.
    Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho.
    Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống.
    Lâm sàng
    Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột, người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhẹ,
    hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh,
    thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc trong giai đoạn hành kinh. Có thể có tiền
    triệu, khối lượng có thể ít – nhiều – rất nhiều
    Sau khi ho ra máu: cơn ho có thể kéo dài vài phút tới vài ngày. Máu khạc ra
    dần dần có màu đỏ thẫm, nâu, rồi đen lại, gọi là đuôi ho ra máu. Nguyên nhân
  • Ở phổi: Lao phổi: là nguyên nhân thường gặp nhất. Các bệnh nhiễm khuẩn
    gây tổn thương ở phổi ( Viêm phổi, Áp xe phổi , Cúm , Xoắn khuẩn gây chảy
    máu vàng da). Các bệnh khác của đường hô hấp (Giãn phế quản, ung thư ..)
  • Ngoài phổi: Bệnh tim mạch (xẹp van hai lá, suy tim trái do cao huyết áp).
    Tắc động mạch phổi. Vỡ phồng quai động mạch chủ. Bệnh về máu (suy tuỷ
    xương, bệnh bạch cầu, bệnh máu chảy lâu, v.v…) ho ra máu ở đây chỉ là một
    triệu chứng trong bệnh cảnh chung
  1. Các triệu chứng khác thường gặp khi mắc bệnh hô hấp
    Triệu chứng toàn thân:
    a. Sốt: là dấu hiệu cho thấy đã có bệnh lý viêm nhiễm nào đó xảy ra trong cơ
    thể
    b. Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, chán ăn
    Triệu chứng gợi ý tổn thương bộ máy hô hấp
    a. Tổn thương đường hô hấp trên:
    Triệu chứng mũi: hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
    Triệu chứng xoang: nhức đầu, nhức trán, chảy nước mũi mủ, đau răng
    Triệu chứng hầu họng: đau họng, rát họng, ngứa họng, ho khan
    b. Tổn thương đường hô hấp dưới:
    Triệu chứng thanh quản: khàn giọng, khó nói
    Triệu chứng phế quản: ho khan, hay ho đàm, nặng tức ngực
    Triệu chứng tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít
    c. Tổn thương nhu mô phổi:
    Khó thở, đau ngực khi hít sâu vào, ho khạc đàm, ho ra máu

III. KHÁI NIỆM MỘT SỐ DẤU HIỆU BỆNH LÝ HÔ HẤP KHI THĂM KHÁM

  1. CÁC TIẾNG RAN
    Định nghĩa.
    Những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế quản phế
    nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Các tiếng ran đều theo hô hấp hoặc sau
    khi ho.

Phân loại: thường chia ra ba loại: ran khô, ran ướt, ran nổ.

  • ran khô:
    Xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong phế quản có một hoặc nhiều nơi
    hẹp lại. Nguyên nhân của hẹp có thể là sưng niêm mạc phế quản, co thắt phế
    quản, tiết dịch đặc, hoặc u chèn ép phế quản

Đặc điểm: tuỳ theo âm độ, người ta chia làm hai loại: ran ngáy và ran rít.

  • ran ngáy: tiếng trầm nghe giống tiếng ngáy ngủ.
  • ran rít: tiếng cao, nghe như tiếng chim ríu rít hoặc tiếng gió thổi mạnh qua khe
    cửa.
    Thường gặp: – Viêm phế quản cặp. – Hen phế quản: chủ yếu có nhiểu ran rít. –
    Henphế quản do u chèn ép hoặc do co kéo phé quản.
  • ran ướt hay ran bọt. Xuất hiện lúc không khí khuấy động các chất dịch lỏng
    (đờm, mủ, chất tiết) ở trong phế quản hoặc phế nang. ran bọt gồm nhiều tiếng
    lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp. Rõ nhất lúc thở ra, và mất đi sau tiếng ho.
    Người ta chia ra ba loại: ran bọt nhỏ hạt, vừa và to hạt.
  • ran hang: xuất phat gần hoặc ở ngay trong phổi: tiếng vang lên, vì hang đóng
    vai trò hòm cộng hưởng. Nếu hang rất to, tiếng đó có âm sắc của kim loại va
    chạm nhau trong một cái vò.
  • ran vang: là tiếng ran được tăng cường độ do nhu mô phổi đông đặc dẫn
    truyền.
  • ran nổ: xuất hiện lúc không khí vào phế quản nhỏ và phế nang và bóc tách dần
    vách phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại.
    Thường gặp trong:- Viêm phổi. – Tắc động mạch phổi hay gây nhồi máu phổi. – Đáy
    phổi ở những người làm lâu ngày, có một số phế nang bị xẹp dính lại, nhưng
    không có tổn thương.
  1. CÁC TIẾNG THỔI
    Định nghĩa: Khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh khí quản được dẫn
    truyền đi xa quá phạm vi bình thường của nó, và có thể thay đổi về mặt âm học
    do những tổn thương đi kèm theo hiện tượng đông đặc đó.
    Các loại tiếng thổi: Những tổn thương cơ thể bệnh có đi kèm hiện tượng nhu mô
    phổi làm thay đổi tính chất âm học của tiếng thổi.
    Người ta chia ra làm 4 loại: thổi ống, thổi hang, thổi vò, thổi màng thổi.
    a. Thổi ống: là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi và
    bình thường của nó, do nhu mô phổi bị đông đặc
    Thường gặp: trong các bệnh phổi có hội chứng đông đặc, vv…
    b. Thổi hang: là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn truyền qua một hang
    rỗng, thông với phế quản. Hang này đóng vai trò một hòm cộng hưởng.
    Thường gặp: Trong lao hang, áp xe phổi đã thoát mủ.
    c. Thổi vò: là tiếng thổi ống vang lên, đo được dẫn truyền qua một hang
    rộng và có thành nhẵn. Thường gặp: trong hội chứng tràn khí màng phổi và
    trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi, có đường kính
    khoảng 6 cm.
    d. Tiếng thổi màng phổi: là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền qua một
    lớp nước mỏng. Đặc điểm: êm dịu, xa xăm, nghe rõ ở thì thở ra. Gặp trong:
    hội chứng tràn dịch màng phổi có kèm tổn thương đông đặc nhu mô phổi.
  1. TIẾNG CỌ
    a. Định nghĩa.
    Khi màng phổi bị viêm, trở nên gồ ghề vì những mảng sợi huyết, trong lúc
    hô hấp là thành lá sát vào lá tạng, gây ra tiếng cọ gọi là tiếng cọ màng
    phổi.
    b. Thường gặp trong:
    Viêm màng phổi khô;Tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu và giai đoạn
    nước rút.
    Phân biệt.
    Tiếng rên:
    Ngoài sự khác nhau về âm sắc,tiếng ran nổ hoặc ran bọt còn có thể phân
    biệt được với tiếng cọ khi nguời ta bảo bệnh nhân ho mạnh: sau khi ho
    tiếng ran thay đổi hoặc mất đi, nhưng tiếng cọ vẫn còn.
    Tiếng cọ màng ngoài tim:
    Nếu người bệnh thở và sâu mạnh, tiếng cọ màng phổi nghe rõ hơn và theo
    nhịp hô hấp, còn tiếng cọ màng tim chỉ theo nhịp tim và bị mờ đi khi
    người bệnh htở mạnh, nhưng không mất đi khi người bệnh nhịn thở.

IV. CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
Có 4 Loại tổn thương
• Tắc nghẽn đường dẫn khí: hen phế quản, COPD, dị vật, giãn phế quả, ung thư
phế quản
• Rối loạn khuếch tán khí: Khí phế thũng, xơ phế nang, viêm phối, nhồi máu phổi
• Giới hạn diện tích phối: Tràn dịch màng phổi, dày dính màng phổi, tràn khí
màng phổi, lao phổi, xơ phổi
• Rối loạn thông khí do rối loạn vận động các cơ hô hấp

Các bệnh lý hô hấp thường gặp sẽ lần lượt được trình bày trong chuyên mục Các
bệnh lý hô hấp thường gặp bao gồm:
• Các bệnh tai mũi họng (đường hô hấp trên)
• Viêm phế quản cấp
• Viêm phế quản mãn
• Viêm phổi
• Hen phế quản
• Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

V. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG

  1. Điều trị có dùng thuốc

a. Điều trị phòng ngừa:

Tiêm ngừa cúm, viêm phổi

Uống thuốc tăng cường miễn dịch

b. Điều trị triệu chứng:

Điều trị giảm ho, long đàm

Điều trị giảm đau

c. Điều trị căn nguyên:
Điều trị kháng sinh
Điều trị kháng viêm
Điều trị dãn phế quản

Điều trị kháng ung thư
ĐIều trị miễn dịch đặc hiệu

  1. Điều trị không dùng thuốc

a. Cai thuốc lá
b. Dinh dưỡng điều trị

c. Phục hồi chức năng hô hấp

Tài liệu tham khảo

  1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh lý học.
  2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học.
  3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và
    sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học.
  4. Giáo trình Bệnh lý & Thuốc PTH 350
    (http://www.nguyenphuchoc199.com/pth- 350).
  5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Bài giảng tai mũi họng thực hành. NXB ĐH QY
  6. Ngô Quí Châu (2012), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục VN
  7. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số
    4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế.
  8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành
    kèm theo Quyết định số 2866/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Bộ
    trưởng Bộ Y tế)
  9. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng,…

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

2.1.1. Chọn câu đúng nhất ~ Đường hô hấp trên gồm:
A. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, thanh quản.
B. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, khí quản.
C. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản.
D. Đường hô hấp trên gồm khoang mũi, khoang miệng, hầu họng, nắp thanh quản, khí quản, phế quản.

2.1.2. Chọn câu đúng nhất ~ Đường hô hấp dưới gồm :
A. Đường hô hấp dưới gồm nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế
quản.
B. Đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản.
C. Đường hô hấp dưới gồm hầu họng, khí quản, phế quản, các tiểu phế quản.
D. Đường hô hấp dưới gồm nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, phế quản, các phế nang.
2.1.3. Chọn câu đúng nhất ~ Dung tích hô hấp (Capacity):
A. Theo quy ước, một thể tích không khí được gọi là dung tích hô hấp khi nó gồm tổng của hai hay nhiều thể tích hô hấp.
B. Theo quy ước, thể tích không khí một lần hít vào hoặc thở ra bình thường được gọi là dung
tích hô hấp.
C. Theo quy ước, dung tích hô hấp là thể tích không khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết
sức.
D. Theo quy ước, dung tích hô hấp là tổng số lít khí tối đa có trong phổi.

2.1.4. Khó thở là tình trạng khó khăn trong việc thực hiện động tác thở của bệnh nhân. Đây là
cảm giác chủ quan, là triệu chứng cơ năng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
A. Đúng
B. Sai
2.1.5. Chứng khó thở (breathlessness hoặc shortness of breath), mô tả sự khó khăn và mệt
mỏi trong lúc thở. Thuật ngữ y khoa của chứng khó thở là dyspnea.
A. Đúng
B. Sai
2.1.6. Nguyên nhân gây khó thở có thể do bệnh lý đường hô hấp hoặc ngoài đường hô hấp.
A. Đúng
B. Sai
2.1.7. Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có ba thời kỳ: (1) Hít vào sâu và
nhanh. (2) Bắt đầu thở ra nhanh mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh
môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực. (3) Thanh môn mở ra đột ngột, không khí
bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho.
A. Đúng
B. Sai
2.1.8. Đờm là các chất tiết ra từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng.
A. Đúng
B. Sai

2.1.9. Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho. Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống.
A. Đúng
B. Sai
2.1.10. Tiếng ran – là những tiếng bất thường phát sinh khi có luồng không khí đi qua phế
quản phế nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại. Các tiếng ran đều theo hô hấp hoặc sau khi
ho.
A. Đúng
B. Sai
2.1.11. Ran khô – là những tiếng bất thường xuất hiện khi luồng không khí lưu thông trong
phế quản có một hoặc nhiều nơi hẹp lại.
A. Đúng
B. Sai
2.1.12. Ran ướt hay ran bọt – là những tiếng bất thường xuất hiện lúc không khí khuấy động
các chất dịch lỏng (đờm, mủ, chất tiết) ở trong phế quản hoặc phế nang. ran bọt gồm nhiều
tiếng lép bép nghe ở cả hai thì hô hấp. Rõ nhất lúc thở ra, và mất đi sau tiếng ho
A. Đúng
B. Sai
2.1.13. Ran nổ – xuất hiện lúc không khí vào phế quản nhỏ và phế nang và bóc tách dần vách
phế quản nhỏ và phế nang đã bị lớp dịch quánh đặc làm dính lại.
A. Đúng
B. Sai

2.1.14. Tiếng thổi – là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền đi xa quá phạm vi bình thường
của nó khi nhu mô phổi bị đông đặc, và có thể thay đổi về mặt âm học do những tổn thương đi
kèm theo hiện tượng đông đặc đó.
A. Đúng
B. Sai
2.1.15. Thổi ống – là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền xa quá phạm vi và bình thường của
nó, do nhu mô phổi bị đông đặc. Thường gặp: trong các bệnh phổi có hội chứng đông đặc, vv…
A. Đúng
B. Sai
2.1.16. Thổi hang- là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn truyền qua một hang rỗng, thông với
phế quản. Hang này đóng vai trò một hòm cộng hưởng.
A. Đúng
B. Sai
2.1.17. Thổi vò – là tiếng thổi ống vang lên, đo được dẫn truyền qua một hang rộng và có thành
nhẵn.Thường gặp: trong hội chứng tràn khí màng phổi và trong trường hợp hang lớn, thành nhẵn,
gần bìa phổi, có đường kính khoảng 6 cm.
A. Đúng
B. Sai
2.1.18. Tiếng thổi màng phổi – là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền qua một lớp nước mỏng.
A. Đúng
B. Sai
2.1.1C, 2.1.2B, 2.1.3A, 2.1.4A, 2.1.5A, 2.1.6A, 2.1.7A, 2.1.8A, 2.1.9A, 2.1.10A, 2.1.11A,
2.1.12A, 2.1.13A, 2.1.14A, 2.1.15A, 16A, 2.1.17A, 2.1.18A