CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC TIẾNG ANH BRS NỔI TIẾNG CÙNG VỚI CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ở ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-ung-cua-te-bao-voi-chan-thuong/

II. Tổn thương tế bào do hạ oxy:

A. Nguyên nhân: Tổn thương tế bào do hạ oxy do sự giảm hoặc không có mặt oxy ở tế bào, mà gây ra do nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm:

1. Thiếu máu tại chỗ: (do tắc nghẽn máu động mạch), là nguyên nhân thường gặp nhất.

2. Thiếu máu: là sự giảm đi trong số lượng hồng cầu có thể mang oxy.

3. Ngộ độc carbon monoxide: do sự giảm khả năng mang oxy của tế bào hồng cầu bởi sự thay đổi về mặt hóa học của hemoglobin.

4. Giảm tưới máu mô bởi máu mang oxy, xảy ra trong suy tim, hạ huyết áp và shock.

5. Sự oxy hóa kém của máu do tác động thứ cấp từ bệnh phổi.

B. Giai đoạn sớm: Tổn thương tế bào do hạ oxy máu ảnh hưởng đến ty thể, kết quả làm giảm sự phosphoryl hóa oxy hóa và tổng hợp ATP. Quá trình giảm ATP có sẵn bao gồm:

1. Suy bơm của màng tế bào (Na+ – K+ – ATPase nhạy cảm với ouabain) làm tăng Na+ nội bào và nước và giảm K+ nội bào. Quá trình này làm phình tế bào và các bào quan.

a. Phình tế bào hay biến đổi phù nề, được đặc trưng bởi sự xuất hiện các không bào lớn bên trong bào tương.

b. Sự phình lưới nội chất là một trong những thay đổi siêu cấu trúc đầu tiên cho xuất hiện trong những tổn thương có thể đảo ngược.

c. Phình ty thể diễn tiến từ có thể đảo ngược, phình mức độ nhẹ đến không thể đảo ngược, phình nặng, đặc trưng bởi sự giãn đáng kể của khoang bên trong ty thể.

2. Sự phân rã của các ribosomes dẫn đến không thể tổng hợp protein. Sự phân rã của ribosome cũng được thúc đẩy bởi sự tổn thương của màng.

3. Sự kích thích hoạt động của phosphofructokinase làm tăng đường phân, sự tích tụ lactate và giảm pH bên trong tế bào. Sự acid hóa làm kết tụ có thể đảo ngược chromatin của nhân.

C. Giai đoạn trễ:

1. Tổn thương tế bào do hạ oxy cuối cùng làm tổn thương màng bào tương, màng lysosome và những màng bào quan khác với sự mất đi của màng phospholipids.

2. Các dấu hiệu tổn thương về hình dạng có thể đảo ngược được bao gồm sự hình thành của:

a. Hình ảnh myelin, là những cấu trúc giống như vòng xoắn, có thể có nguồn gốc từ màng bị phá hủy.

b. Các bóng nhỏ trên tế bào, là một biến dạng bề mặt, dường như được gây ra bởi các rối loạn chức năng của khung xương tế bào.

D. Chết tế bào:

Cuối cùng, là chết tế bào gây ra bởi tổn thương nghiêm trọng hay kéo dài.

1. Điểm không thể hồi phục được được đánh dấu bởi sự phá hủy màng tế bào không thể đảo ngược, dẫn đến lượng lớn canxi đi vào bên trong, làm vôi hóa ty thể diện rộng và gây chết tế bào.

2. Các enzym và các protein khác bên trong tế bào được giải phóng từ các tế bào hoại tử vào trong tuần hoàn do mất đi tính toàn vẹn của màng tế bào. Hiện tượng này là nền tảng của một số xét nghiệm hữu ích trong việc xác định các chất chỉ điểm hoại tử.

a. Các enzym của cơ tim bên trong huyết thanh. Những điều này được bàn luận sâu hơn trong chương 10.

(1) Enzym mà hữu ích trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim (“đau tim”, xem chương 3 và 10) bao gồm các loại sau đây:

(a) Lactate dehydrogenase (LDH)

(b) Creatine kinase (CK, còn được biết đến là CPK)

(c) Aspartate aminotransferase (AST, trước đây được biết đến là glutamic oxaloacetic transaminase huyết thanh) được dùng trong quá khứ nhưng không còn được ưa dùng vì độ nhạy thấp đối với nhồi máu.

(2) Những maker của hoại tử cơ tim này khác nhau về độ đặc hiệu đối với tổn thương tim, cũng như khoảng thời gian mà sau khi hoại tử xảy ra thì sự tăng lên trong huyết thanh của chúng xuất hiện và tồn tại. Sự phát hiện ra các dạng isoenzym của của LDH và CK là một điều bổ sung hữu ích vào độ đặc hiệu của những enzym này.

(3) Những enzym đã nói trước đó đang bắt đầu được thay thế bởi những proteins của cơ tim khác trong huyết thanh như các chất chỉ điểm của hoại tử cơ tim. Các ví dụ quan trọng bao gồm các troponins (troponin I và troponin T) và myoglobin.

b. Enzym của gan trong huyết thanh. Những enzym này được bàn luận chi tiết hơn ở chương 16. Những enzym đặc biệt ưa thích bao gồm transaminases (AST và alanine aminotransferase), alkaline phosphatase và gamma-glutamyltransferase.

3. Tính dễ bị tổn thương của các tế bào đối với tổn thương do hạ oxy thay đổi theo loại tế bào và mô. Tổn thương do hạ oxy trở nên không thể đảo ngược sau:

a. Ba đến 5 phút đối với các neuron. Các tế bào Purkinje của tiểu não và các neuron hồi hải mã thì dễ thích nghi với tổn thương do hạ oxy hơn những neuron khác.

b. Một đến 2 giờ đối với các tế bào cơ tim và tế bào gan

c. Nhiều giờ đối với các tế bào cơ xương.