Được mô tả lần đầu tiên bởi Peters và cộng sự vào năm 1950, hội chứng mất muối do não được định nghĩa bằng sự suy giảm thể tích ngoại bào do bất thường cơ chế vận chuyển natri tại thận ở những bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh trung ương, trong đó chức năng tuyến thượng thận và tuyến giáp bình thường. Do vậy, nó có thể được gọi một cách thích hợp hơn là mất muối qua thận. Các biến chứng của hội chứng mất muối do não bao gồm hạ natri máu có triệu chứng và mất nước. Điều trị hội chứng mất muối do não tập trung vào việc điều chỉnh tình trạng suy giảm thể tích nội mạch và hạ natri máu, cũng như bù lượng natri đang mất qua nước tiểu, thường bằng dung dịch muối ưu trương tiêm tĩnh mạch (IV).

Việc phân biệt hội chứng này với hội chứng tiết ADH (hormone chống bài niệu) không thích hợp (SIADH), một nguyên nhân phổ biến gây hạ natri máu, có thể khó khăn vì cả hai đều biểu hiện dưới dạng hạ natri máu và nước tiểu cô đặc kèm theo tăng natri niệu. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hai chứng rối loạn này rất quan trọng vì các lựa chọn điều trị khác nhau. Chú ý đến tình trạng thể tích của bệnh nhân là rất quan trọng để phân biệt. Việc không phân biệt được hội chứng mất muối do não với SIADH ở bệnh nhân hạ natri máu bị chấn thương não có thể dẫn đến điều trị không phù hợp bằng cách hạn chế dịch.

Mặc dù việc chẩn đoán hội chứng mất muối do não còn gây tranh cãi bởi một số người, nhưng nó nên được coi là một bệnh cảnh lâm sàng riêng biệt và có thể phổ biến hơn những gì được nhận thấy. Nó cũng nên được xem xét ở những bệnh nhân không có bệnh não. Các cơ chế có thể gây ra hội chứng mất muối ở não được trình bày dưới đây.

————————————————

Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK