Tĩnh mạch cửa hay còn gọi là tĩnh mạch gánh (Tĩnh mạch với hai đầu là hai hệ thống mao mạch của gan và ruột). Là tĩnh mạch chức phận đưa các chất dinh dưỡng và chất độc ở ống tiêu hóa về gan chọn lọc, lưu trữ chế biến và điều hòa.
Đại cương về gan:
– Gan là tạng duy nhất của cơ thể có sự pha trộn giữa máu động và tĩnh mạch. tĩnh mạch của chuyên tải 95% lượng máu của các tạng trong ổ bụng về gan để chuyển hóa rồi mới về tim phải.
– Khi nghỉ ngơi cung lượng máu qua tĩnh mạch của là 1 – 1,2 l/p (chiếm ¼ cung lượng tim).
– Máu tĩnh mạch cửa chiếm 2/3 lưu lượng máu đến gan, nhưng chỉ chiếm 1/3 lượng oxy cung cấp cho tế bào gan.
– Lưu lượng máu tĩnh mạch cửa được kiểm soát gián tiếp bởi sự co dãn động mạch tạng, chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và catecholamine lưu hành trong tuần hoàn. Động mạch gan có thể dãn để bù trừ với sự giảm lượng máu tĩnh mạch cửa do sốc, giảm thể tích tuần hoàn, hoặc co thắt động mạch thân tạng, hay thông nối cửa-chủ. Tuy nhiên, nếu lưu lượng máu tĩnh mạch cửa bị giảm kéo dài, sự thiếu hụt các chất cần thiết cho quá trình chuyển hoá và phát triển của tế bào gan (thí dụ insulin) sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan.
– Gan phải nhận máu chủ yếu từ tĩnh mạch mạc treo tràng trên và chiếm 80% lượng máu cung cấp cho gan. Gan trái nhận máu chủ yếu từ tĩnh mạch lạch (20% tổng lượng máu).
Hệ tĩnh mạch cửa:
– Tĩnh mạch cửa hay còn gọi là tĩnh mạch gánh (Tĩnh mạch với hai đầu là hai hệ thống mao mạch của gan và ruột)
– Là tĩnh mạch chức phận đưa các chất dinh dưỡng và chất độc ở ống tiêu hóa về gan chọn lọc, lưu trữ chế biến và điều hòa.
– Đặc biệt tĩnh mạch cửa không có van.
– Dòng chảy tĩnh mạch cửa trung bình từ 15-20cm/s khi đói và thay đổi theo nhịp hô hấp. Sau ăn tốc độ dòng chảy có thể tăng 1,5 -2 lần.
– Áp lực tĩnh mạch cửa bình thường vào khoảng 3-6 mmHg. Bình thường áp xuất tĩnh mạch của cao hơn áp suất tự do trong gan từ 1-4 mmHg hoặc cao hơn áp xuất trong tâm nhĩ phải là 6mmHg. Áp lực tĩnh mạch cửa sẽ tăng thoáng qua khi ăn, vận động hay làm nghiệm pháp Valsava.
GIẢI PHẪU:
– Tĩnh mạch cửa dài 6-10cm, đường kính 10 – 12 mm. Nơi hội lưu của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách.
– Ngoài ra tĩnh mạch cửa còn nhận các nhánh: tĩnh mạch túi mật, tĩnh mạch vị trái, tĩnh mạch vị phải, tĩnh mạch trước môn vị, các tĩnh mạch cạnh rốn.
– Đường đi: từ chỗ hình thành ở sau khuyết tụy, nó chạy chếch lên trên sang phải ở sau đầu tụy, rồi đi giữa 2 lá mạc nối nhỏ cùng ĐM gan riêng và ống mật chủ vào cuống gan.
Đến cửa gan chia thành 2 nhánh: +nhánh phải:đên nửa gan bên phải nhận máu chủ yếu từ tĩnh mạch mạc treo tràng trên và chiếm 75-80% lượng máu cung cấp cho gan.
+ Nhánh trái:đến nửa gan bên trái nhận máu chủ yếu từ tĩnh mạch lách (20-25% tổng lượng máu) và nhận thêm tĩnh mạch rốn và ống tĩnh mạch.
CÁC VÒNG NỐI TĨNH MẠCH CỬA
Hệ cửa | Hệ chủ | Triệu chứng | |
(1) Vòng nối tâm vị thực quản | Tĩnh mạch vành vị | Tĩnh mạch thực quản dưới (nhánh TM đơn) | Giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết |
(2) Vòng nối tĩnh mạch quanh trực tràng | Tĩnh mạch trực tràng trên | Tĩnh mạch trực tràng dưới và giữa | Trĩ |
(3) Vòng nối quanh rốn | Tĩnh mạch gan | Nhánh tĩnh mạch thành bụng trước | Tuần hoàn bàng hệ |
(4) Vòng nối thành bụng sau | Các nhánh tĩnh mạch cửa chạy trong mạc treo tràng | Tĩnh mạch thành bụng sau ở những vùng có các tạng dính với thành bụng trong mạc Told và mạc Treitz. | Xuất huyết đường ruột |
– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa khi chênh áp (tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch chủ dưới) > 5 mmHg hoặc (tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch lách) >15mmHg.
– Khi áp lực tăng >10mmHg làm xuất hiện thông nối tĩnh mạch hệ cửa chủ thông qua các tĩnh mạch bàng hệ và làm phình dãn các tĩnh mạch bàng hệ.
– Ba yếu tố quyết định nguy cơ vỡ các tĩnh mạch bàng hệ: áp lực trong lòng mạch, kích thước của chúng và độ dày của lớp niêm mạc phủ lên chúng. Khi áp lực >12mmHg với 3 yếu tố quyết định có thể gây vỡ các tĩnh mạch bàng hệ.
– Vị trí vỡ trong hầu hết các trường hợp là là các dãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên sự vỡ các dãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở các vị trí khác.