CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/
2. Đường ngoài đường uống bao gồm 3 đường chính: tĩnh mạch (IV), trong cơ (IM) và dưới da (SC). Dùng thuốc ngoài đường uống thường cho sinh khả dụng dễ dự đoán hơn dùng đường uống.
a. Khi dùng đường tĩnh mạch, thì thuốc được tiêm trực tiếp vào trong dòng máu (sinh khả dụng 100%). Nó là phương tiện nhanh nhất đưa thuốc vào trong cơ thể và đặc biệt hữu ích trong điều trị cấp cứu.
b. Sau khi dùng đường tiêm trong cơ hay dưới da, nhiều thuốc có thể đi vào mao mạch một cách trực tiếp qua các lỗ giữa các tế bào nội mô.
3. Những đường dùng thuốc khác
a. Đường hít giúp hấp thu nhanh bởi vì diện tích bề mặt lớn và nhiều mạch máu cung cấp của phế nang.
(1) Nó thường hữu ích với các thuốc gây mê dạng khí và những thuốc khác có tác dụng trên đường hô hấp, như glucocorticoids sử dụng để điều trị hen phế quản.
b. Dùng đường dưới lưỡi hữu ích đối với những thuốc có chuyển hóa lần đầu quan gan mạnh, bởi vì chuyển hóa qua gan bị bỏ qua.
c. Dùng đường trực tràng làm giảm bớt chuyển hóa lần đầu. Nó có thể hữu ích khi dùng đường uống không thể thực hiện do buồn nôn và nôn.
e. Dùng trên da được dùng rộng rãi khi mong muốn hiệu quả tại chỗ hoặc để giảm nhẹ đi tác động hệ thống của thuốc, đặc biệt trong da liễu và nhãn khoa.
IV. Sự phân bố thuốc
Sự phân bố của thuốc là sự di chuyển của thuốc từ dòng máu đến các mô khác nhau của cơ thể.
A. Sự phân bố của thuốc: Sự phân bố của thuốc là quá trình mà thuốc từ dòng máu và đi vào dịch ngoại bào và mô. Một thuốc phải khuếch tán qua các màng tế bào nếu nếu tác động của nó là bên trong tế bào. Trong trường hợp này, tính tan trong lipid là rất quan trọng để phân bố thuốc hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của lưu lượng máu:
a. Trong hầu hết các mô, thuốc có thể rời khỏi hệ tuần hoàn dễ dàng nhờ khuếch tán qua hoặc giữa các tế bào nội mô mao mạch. Vì thế, tốc độ phân bố ban đầu của một thuốc phụ thuộc mạnh vào lưu lượng máu đến các cơ quan khác nhau (não, gan, thận nhiều hơn cơ, da nhiều hơn mỡ, xương).
b. Ở trạng thái cân bằng hay trạng thái ổn định, thì lượng thuốc trong một cơ quan liên quan đến khối lượng cơ quan và các đặc điểm của nó, cũng như là các đặc điểm chuyên biệt của thuốc.
2. Thể tích phân bố (Vd) là thể tích của toàn bộ dịch cơ thể mà một thuốc phân bố trong đó sau khi nó đạt đến cân bằng trong cơ thể. Thể tích phân bố được xác định bởi liều thuốc đã biết (biểu thị bằng đơn vị khối lượng) bên trong tĩnh mạch và nồng độ huyết tương ban đầu (biểu thị bằng đơn vị khối lượng/thể tích).
Vd = lượng thuốc sử dụng (mg)/nồng độ huyết tương ban đầu (mg/L)
Thể tích phân bố được biểu thị bằng đơn vị thể tích. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ huyết tương ban đầu, C0, được xác định bởi phép ngoại suy từ pha thải trừ.
a. Các giá trị tiêu chuẩn của các thành phần thể tích dịch ở một người trưởng thành trung bình khoảng 70 kg như sau: huyết tương = 3 liters (L); dịch ngoại bào = 12L; và toàn bộ lượng nước trong cơ thể = 41L.
b. Các đặc điểm của thể tích phân bố:
(1) Công dụng của các giá trị Vd chủ yếu là về mặt khái niệm, trong đó các thuốc mà phân bố rộng rãi thì có giá trị Vd tương đối lớn.
(a) Một giá trị Vd thấp cho thấy sự liên kết với protein huyết thanh nhiều của thuốc
(b) Một giá trị Vd cao cho thấy thuốc liên kết mạnh mẽ với mô cơ thể.
(2) Trong các thay đổi, thì Vd có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi, giới tính, trọng lượng và quá trình bệnh lí (như phù, cổ trướng).