CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/

D. Glucuronyl transferase

1. Đặc điểm chung

a. Glucuronyl transferase là một tập hợp các enzym có tính đặc hiệu duy nhất, nhưng trùng lặp, liên quan đến các phản ứng pha II.

b. Nó xúc tác sự kết hợp của acid glucuronic vào các trung tâm hoạt động khác nhau, bao gồm – OH, – COOH, – SH, – NH2.

2. Vị trí và cảm ứng:

a. Glucuronyl transferase nằm trong lưới nội chất

b. Nó chỉ ở phản ứng của pha II mà có thể được cảm ứng bởi các thuốc và có thể là nơi xảy ra tương tác thuốc.

E. Sự loại bỏ thuốc của gan

1. Sự loại bỏ thuốc bởi gan xảy ra bởi kích thước lớn của gan (1500 g) và lưu lượng máu lớn (1 mL/g/min).

2. Tỉ lệ loại bỏ là lượng thuốc loại bỏ trong gan chia cho lượng thuốc đi vào cơ quan; một thuốc hoàn toàn bị loại bỏ bởi gan sẽ có một tỉ lệ loại bỏ là bằng 1. Các thuốc bị loại bỏ nhiều có thể có một độ thanh thải của gan gần đến 1500 mL/min.

3. Tác động lần đầu: Các thuốc uống đi qua các màng thuộc đường tiêu hóa để vào tĩnh mạch cửa và qua gan trước khi đi vào tuần hoàn hệ thống.

a. Sinh khả dụng của các thuốc đường uống giảm bởi vì một phần thuốc loại bỏ bởi tác động lần đầu qua gan. Ví dụ, một thuốc với tỉ lệ loại bỏ ở gan là 1 sẽ có 0% sinh khả dụng; một thuốc như lidocaine, với một tỉ lệ loại bỏ là 0,7 sẽ có 30% sinh khả dụng.

b. Trong trường hợp mắc bệnh gan, thì những thuốc có sự loại bỏ lần đầu qua gan có thể đến tuần hoàn hệ thống với lượng nhiều hơn bình thường và liều điều chỉnh có thể là cần thiết.

VI. Sự thải trừ thuốc và kết thúc hoạt tính thuốc

A. Các cơ chế của thải trừ thuốc và kết thúc hoạt tính của thuốc

1. Trong hầu hết các trường hợp, thì hoạt tính của thuốc kết thúc bởi sự chuyển dạng dưới xúc tác của enzym thành hợp chất không có hoạt tính (hoặc ít hoặc tính hơn) và/hoặc loại bỏ thuốc khỏi cơ thể thông qua thận hoặc những đường khác.

2. Sự tái phân bố của các thuốc từ vị trí tác dụng có thể kết thúc hoạt tính của thuốc, mặc dù điều này xảy ra không thường xuyên. Ví dụ, hoạt tính của thuốc gây mê thiopental kết thúc nhiều bởi sự tái phân bố thuốc từ não (nơi mà thuốc tập trung ban đầu do tính tan trong lipid cao và lưu lượng máu lớn đến cơ quan đó) đến những mô mỡ ít được tưới máu hơn.

B. Các con đường thải trừ

1. Các con đường thải trừ có thể bao gồm nước tiểu, phân (như các thuốc không hấp thu và các thuốc tiết qua mật), nước bọt, mồ hôi, nước mắt, sữa (có khả năng truyền cho trẻ sơ sinh) và phổi (như rượu và thuốc gây mê).

2. Bất kì đường nào có thể sẽ quan trọng đối với một thuốc nào đó, nhưng thận là nơi bài tiết chính đối với hầu hết các thuốc.

3. Một vài thuốc được bài tiết bởi các tế bào gan vào mật, đi vào ruột và được loại trừ qua phân (như rifampin, indomethacin, estradiol).

4. Một vài thuốc trải qua tuần hoàn gan ruột (tái hấp thu từ ruột); trong trường hợp này, tác động của thuốc có thể kéo dài.

C. Các nguyên lí tổng quan của sự thanh thải thuốc (CL)

1. Về mặt khái niệm, thì độ thanh thải là sự đo lường khả năng của cơ thể loại bỏ một thuốc.

2. Về mặt toán học, thì độ thanh thải của một thuốc là một hằng số tỉ lệ liên quan giữa tốc độ thải trừ thuốc với nồng độ trong huyết tương của thuốc.

a. Đơn vị của độ thanh thải là thể tích/thời gian

b. Các thuốc với độ thanh thải cao thì loại bỏ nhanh ra khỏi cơ thể

c. Các thuốc với độ thanh thải thấp thì bị loại bỏ khỏi cơ thể chậm

3. Độ thanh thải thuốc của các cơ quan chuyên biệt là khả năng của một cơ quan thải trừ một thuốc. Nó có thể là do chuyển hóa (như sự thanh thải của gan bởi gan) hoặc do bài tiết (như sự thanh thải của thận bởi sự thải trừ trong nước tiểu).

Tốc độ thải trừ thuốc bởi cơ quan = CL cơ quan x [Thuốc] huyết tương tại cơ quan tưới máu

Hoặc

CL cơ quan = Tốc độ thải trừ thuốc bởi cơ quan/[Thuốc] huyết tương tại cơ quan tưới máu

4. Độ thanh thải toàn thân là khả năng của cơ thể thải trừ thuốc bởi tất cả các cơ chế. Vì thế, độ thanh thải toàn thân bằng với tổng tất cả các cơ chế thanh thải của các cơ quan riêng biệt mà nhờ đó các thuốc đang tác động bị loại bỏ khỏi cơ thể:

CL toàn thân = CL cơ quan 1 + CL cơ quan 2 + CL cơ quan N

CL = Tốc độ thải trừ thuốc khỏi cơ thể/[Thuốc] huyết tương

5. Độ thanh thải huyết tương về số học thì giống như độ thanh thải toàn thân, nhưng thuật ngữ này đôi khi dùng bởi vì độ thanh thải có thể được xem như thể tích huyết tương chứa lượng thuốc loại bỏ theo mỗi đơn vị thời gian (nhắc lại đơn vị của độ thanh thải là thể tích/thời gian).

a. Nếu không có gì đặc biệt thì thuật ngữ này đề cập đến thể tích huyết tương mà được loại bỏ thuốc bởi tất cả các cơ chế (độ thanh thải toàn thân)/

b. Thuật ngữ này cũng có thể áp dụng đối với một cơ quan riêng; ví dụ, độ thanh thải huyết tương của thận là thể tích huyết tương chứa lượng thuốc bị thải trừ trong nước tiểu theo mỗi đơn vị thời gian.