CÁC BẠN TẢI SÁCH DƯỢC LÍ GỐC CÙNG VỚI CÁC BẢN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-nguyen-li-nen-tang-cua-duoc-li-hoc/
3. Sự tái phân bố thuốc: khi mà sự phân bố tương đối của 1 thuốc ở các mô khác nhau hoặc các thành phần dịch khác nhau thay đổi theo thời gian. Điều này thường thấy ở những thuốc ưa mỡ, như thiopental, ban đầu nó đi vào các mô có lưu lượng máu cao (như não) và sau đó nhanh chóng tái phân bố đến các mô có lưu lượng máu thấp (như cơ xương và mô mỡ).
4. Các hàng rào đối với sự phân bố thuốc
a. Hàng rào máu – não
(1) Các thuốc bị ion hóa hay phân cực phân bố kém ở hệ thần kinh trung ương (CNS), bởi vì chúng phải đi qua hơn là đi giữa các tế bào nội mô.
(2) Viêm, như do viêm màng não, có thể làm tăng khả năng bị ion hóa, tan kém của thuốc khi qua hàng hàng rào máu não.
(3) Hàng rào máu não có thể không phát triển đầy đủ vào lúc mới sinh.
b. Hàng rào nhau thai
(1) Các thuốc tan trong lipid qua hàng rào nhau thai dễ hơn nhiều so với các thuốc phân cực.
(2) Các thuốc có trọng lượng phân tử dưới 600 Da qua hàng rào nhau thai dễ dàng hơn các phân tử lớn.
(3) Khả năng mà các thuốc dùng cho mẹ có thể qua nhau thai đến thai nhi luôn luôn là một lưu ý quan trọng trong các liệu pháp điều trị.
B. Sự liên kết của các thuốc với protein huyết tương
1. Các thuốc trong huyết tương có thể tồn tại ở dạng tự do hoặc có thể liên kết với các protein huyết tương hoặc những thành phần máu khác, như hồng cầu.
2. Các đặc điểm chung của liên kết protein huyết tương
a. Mức độ liên kết protein huyết tương rất thay đổi; phụ thuộc vào thuốc, nó có thể thay đổi từ 0% đến trên 99% liên kết. Liên kết nhìn chung có thể đảo ngược được.
b. Chỉ những thuốc tự do thì đủ nhỏ để qua khoảng giữa các tế bào nội mô hình thành mao mạch; sự liên kết rộng rãi làm chậm đi tốc độ mà các thuốc đến vị trí tác dụng của nó và có thể kéo dài thời gian tác dụng.
c. Một vài protein của huyết tương liên kết với nhiều thuốc khác nhau, ngược lại những protein khác chỉ liên kết với một số ít loại. Ví dụ, albumin huyết thanh có khuynh hướng liên kết với nhiều thuốc có tính acid, ngược lại alpha1-acid glycoprotein có khuynh hướng liên kết với nhiều thuốc có tính base.
V. Chuyển hóa thuốc (chuyển dạng sinh học của thuốc)
A. Các thuộc tính tổng quan
1. Hầu hết các thuốc trải qua sự chuyển dạng sinh học hay chuyển hóa sau khi chúng đi vào cơ thể.
a. Hầu như luôn luôn sẽ sản xuất ra những chất chuyển hóa phân cực nhiều hơn so với thuốc gốc, thường sẽ kết thúc hoạt tính dược lí và tăng sự thải trừ thuốc khỏi cơ thể (thông qua bào tiết).
b. Các chất chuyển hóa mang các nhóm có thể bị ion hóa và thường tích điện nhiều hơn và phân cực nhiều hơn các hợp chất ban đầu.
(1) Sự tăng tích điện này có thể dẫn đến tốc độ thanh thải nhanh hơn nhiều do khả năng bài tiết bởi các hàng rào acid và base ở thận; nó cũng có thể dẫn đến sự giảm tái hấp thu ống thận.
c. Các chuyển dạng sinh học tiếp theo bao gồm việc sản xuất ra các chất sau đây:
(1) Các chất chuyển hóa bất hoạt (thường gặp nhất)
(2) Các chất chuyển hóa tăng hoặc giảm hoạt lực
(a) Các thuốc gốc có hoạt tính có thể chuyển hóa thành các chất hoạt hóa có hoạt tính.
(b) Các tiền thuốc là các hợp chất bất hoạt được chuyển hóa thành các thuốc có hoạt tính.
(3) Các chất chuyển hóa có sự khác biệt đáng kể về hoạt tính dược lí
(4) Các chất chuyển hóa gây độc
2. Nhiều thuốc trải qua một vài phản ứng chuyển dạng sinh học, được xúc tác bởi các hệ thống enzym chuyên biệt.
3. Gan là nơi chính xảy ra chuyển hóa, mặc dù các thuốc chuyên biệt có thể trải qua chuyển dạng sinh học ở các mô khác nhau.
4. Chuyển hóa thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tham số khác nhau, bao gồm:
a. Thuốc (tương tác giữa thuốc – thuốc) và chế độ ăn (tương tác thuốc – thức ăn)
b. Chức năng các cơ quan và tình trạng bệnh lí
(1) Giảm chức năng gan có thể dẫn đến giảm chuyển hóa của các thuốc nhất định
(2) Chuyển hóa thuốc có thể giảm trong bệnh tim, bệnh phổi
c. Tuổi tác và tình trạng phát triển
(1) Những đứa trẻ rất bé và những người già có thể nhạy cảm với thuốc nhiều hơn do sự không phát triển hoặc giảm mức các enzym chuyển hóa thuốc.
(2) Tình trạng hormone và di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.