– Hẹp van động mạch chủ (AS) là nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường ra thất trái.
– Những nguyên nhân khác của tắc nghẽn xảy ra trên van và bên dưới van, cả giải phẫu (màng dưới động mạch chủ) lẫn chức năng (bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn).
– Xơ cứng van động mạch chủ là sự dày lên của các lá van động mạch chủ mà gây ra sự rối loạn dòng chảy qua van và có tiếng thổi nhưng không có chênh lệch về lưu lượng đáng kể qua van; theo thời gian, có thể tiến triển thành hẹp van động mạch chủ.
NGUYÊN NHÂN:
– Vôi hóa/thoái hóa
+ Nguyên nhân thường gặp nhất ở Hoa Kì
+ Hẹp van động mạch chủ do vôi hóa 3 lá van thường gặp nhất ở những bệnh nhân ở những năm 70 đến những năm 90 tuổi.
– Động mạch chủ hai lá van
+ Xảy ra ở 1% đến 2% dân số (tổn thương bẩm sinh).
+ AS ở thành phần dân số này xảy ra ở những bệnh nhân trẻ hơn nhiều.
+ Có thể liên quan đến bệnh lí động mạch chủ (bóc tách, phình đại).
– Do thấp:
+ Nguyên nhân thường gặp hơn trên toàn thế giới; ít hơn rất nhiều nếu ở Hoa Kì.
+ Hầu như luôn luôn kèm theo bởi bệnh van hai lá
– Do tia xạ
SINH LÍ BỆNH:
– Sinh lí bệnh của hẹp van động mạch chủ do vôi hóa liên quan đến cả van và thích nghi của tâm thất đối với hẹp.
– Trong các van (ba lá van và hai lá van), có bằng chứng ngày càng rõ cho thấy một sự hoạt hóa quá trình sinh học bắt đầu hầu như giống với sự hình thành mảng xơ vữa và cuối cùng dẫn đến vôi hóa (Hình 6-1).
CHẨN ĐOÁN:
TIỀN SỬ:
– Tam chứng kinh điển bao gồm: đau thắt ngực, ngất và suy tim.
– Các triệu chứng có thể bị che giấu bởi sự giảm dần khả năng thực hiện chức năng nên bệnh nhân điều chỉnh các hoạt động của họ để phù hợp với triệu chứng.
KHÁM LÂM SÀNG:
– Tiếng thổi thô thì tâm thu tính chất tăng dần rồi giảm dần nghe rõ nhất ở bờ trên phải xương ức và lan đến cả hai động mạch cảnh; thời gian để đạt cường độ lớn nhất liên quan đến mức độ nặng (càng trễ = càng nặng).
– Tiếng A2 nhỏ hoặc mất (tiếng S2 nhỏ) cho thấy hẹp nặng.
– Mạch nhỏ và chậm: đạt đỉnh chậm và giảm nảy ở động mạch cảnh trong hẹp nặng.
– Hiện tượng Gallavardin là một tiếng thổi hẹp van động mạch chủ nghe rõ nhất ở đỉnh tim (có thể nhầm với hở van hai lá).
CÁC TEST CHẨN ĐOÁN:
– ECG: phình to nhĩ trái (LAE), phì đại thất trái (LVH)
– CXR: tim to, vôi hóa động mạch chủ và/hoặc van động mạch chủ.
– TTE:
+ Xác định hình dạng van (hai lá van và ba lá van), tính diện tích vòng van và đo chênh áp trung bình và chênh áp đỉnh qua van hai lá.
+ AS nặng: tốc độ dòng máu đỉnh trên hoặc bằng 4.0 m/s, chênh áp trung bình trên hoặc bằng 40 mmHg, diện tích vòng van nhỏ hơn 1.0 cm2.
– TEE: sử dụng ở một số bệnh nhân nhất định để nhìn lá van rõ hơn và xác định độ nặng của AS.
– Siêu âm sau dùng dobutamine
+ Hữu ích trong đánh giá bệnh nhân có giảm thể tích nhát bóp (phân suất tống máu giảm hoặc bảo tồn) và diện tích vòng van nhỏ trên tính toán nhưng chênh áp qua van thấp (nhỏ hơn 30-40 mmHg).
+ Có thể giúp phân biệt AS nặng thật sự với giả AS.
– Thông tim:
+ Đánh giá huyết động về độ nặng của AS ở những bệnh nhân mà các test không xâm lấn không ghi lại được hoặc khi có sự khác biệt giữa kết quả test không xâm lấn và các phát hiện lâm sàng cho thấy có AS nặng.
+ Phương trình Gorlin: được sử dụng để tính toán diện tích van động mạch chủ trong suốt các đánh giá huyết động xâm lấn; dựa trên nguyên lí là diện tích vòng van động mạch chủ bằng với dòng máu tâm thu qua van chia cho chênh áp tâm thu nhân với một hằng số.