CORTICOSTERIODS: CƠ CHẾ, TÁC DỤNG PHỤ VÀ NGUY CƠ SUY THƯỢNG THẬN

Corticosteroids là nhóm thuốc kháng viêm mạnh được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm, tự miễn và dị ứng. Các thuốc này có cấu trúc tương tự với hormon cortisol do tuyến thượng thận sản xuất. Corticosteroids được phân chia thành hai nhóm chính: glucocorticoids và mineralocorticoids. Glucocorticoids, chẳng hạn như prednisolone và dexamethasone, có tác dụng kháng viêm mạnh, còn mineralocorticoids, như fludrocortisone, chủ yếu tham gia vào điều hòa nước và điện giải.

Cơ chế tác động của corticosteroids

Corticosteroids ức chế quá trình viêm bằng cách tác động lên nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Ức chế sự tổng hợp cytokine: Corticosteroids ức chế sản xuất các cytokine gây viêm như IL-1, IL-6 và TNF-alpha.
  • Ổn định màng lysosome: Điều này ngăn chặn việc phóng thích enzyme gây tổn thương tế bào từ lysosome.
  • Ức chế phospholipase A2: Bằng cách ức chế enzyme này, corticosteroids ngăn chặn quá trình tổng hợp prostaglandin và leukotriene, hai chất trung gian gây viêm.
  • Giảm tính thấm của mao mạch: Điều này giúp giảm sự thất thoát của protein huyết tương vào mô, giảm sưng viêm.
  • Ức chế sự di chuyển và hoạt động của bạch cầu: Corticosteroids giảm khả năng bám dính và di chuyển của bạch cầu đến vị trí viêm, qua đó hạn chế quá trình viêm.

Các loại thuốc corticosteroids phổ biến

Hydrocortisone

  • Dạng: Thuốc viên uống, tiêm, kem bôi da.
  • Liều dùng: 20-240 mg/ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Tác dụng: Được xem là gần giống nhất với cortisol nội sinh. Có tác dụng kháng viêm nhẹ, và thường được sử dụng để điều trị các rối loạn viêm nhiễm nhẹ hoặc trong liệu pháp thay thế hormone cho những bệnh nhân suy thượng thận.
  • Thời gian tác dụng: Ngắn (8-12 giờ).

————————————————
Các bạn xem đầy đủ tại đây nhé LINK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *