Nhịp đập mỏm tim

NHỊP ĐẬP MỎM TIM
MÔ TẢ
Nhịp đập mỏm tim được cảm nhận ở khoang liên sườn V đường trung đòn trái trên một diện đập khoảng 2–3 cm2
Mỏm tim đập bình thường được mô tả là một nhát bóp ngắn ở đầu thì tâm thu và biến mất trước khi tiếng T2 được nghe.
Nó xảy ra đồng thời với sự co cơ đẳng tích.

NHỊP ĐẬP MỎM TIM: LỆCH CHỖ
MÔ TẢ
Bình thường mỏm tim sờ được ở khoang liên sườn V đường trung đòn trái. Mỏm tim lệch chỗ thường gợi ý rằng xung động sờ được lệch về cạnh bên hay lệch xa hơn đường trung đòn.
NGUYÊN NHÂN
Những nguyên nhân làm tăng áp lực và thể tích dưới đây.
Thường gặp
•Lớn thất trái do bất kỳ nguyên nhân gì-mỏm tim lệch xuống dưới và sang bên.
•Dãn thất phải do bất kỳ nguyên nhân gì – mỏm tim lệch sang bên
• Các bệnh cơ tim và tim giãn nở
• Suy tim sung huyết
• Bệnh van tim
Ít gặp
• Đảo ngược phủ tạng/ tim nằm bên phải.
CƠ CHẾ
Lệch mỏm tim có liên quan đến sự thay đổi kích thước thực thể của tim, dù là do phì đại cơ (vd. hẹp ĐMC và dày thất trái) hoặc giãn tim (vd. bệnh cơ tim giãn nở). Lớn hoặc giãn buồng tim, làm mỏm tim lệch sang bên hay xuống dưới.
Ý NGHĨA
Là một dấu hiệu có giá trị nếu phát hiện được. Một khảo sát cho rằng PLR của rối loạn chức năng tâm thu thất trái là 16.0 (8.2-30.9). Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể được phát hiện không thường xuyên nên việc không có nó không được loại trừ rối loạn chức năng tâm thu.

NHỊP ĐẬP MỎM TIM: MẠNH/TĂNG GÁNH THỂ TÍCH
MÔ TẢ
Sờ vùng trước tim, mỏm tim đập lan tỏa (nghĩa là diện đập >3 cm2), một nhát biên độ lớn đập vào tay và biến mất nhanh chóng.
NGUYÊN NHÂN
Liên quan đến tình trạng quá tải thể tích và tăng chuyển hóa.
Thường gặp
• Hở van ĐMC và van 2 lá
• Nhiễm độc giáp
• Cường giao cảm
• Thiếu máu
Ít gặp
• Còn ống động mạch
• Thông liên thất
CƠ CHẾ
Trong tình trạng tăng động, xung động sờ được chỉ đơn giản là sự khuếch đại của nhịp tim bình thường. Trong tình trạng quá tải thể tích, cơ chế Frank-Starling tạo ra lực co cơ thất mạnh hơn.
Ý NGHĨA
Xung động tăng động được biết có liên quan đến sự tăng thể tích thất trái. Một nghiên cứu chỉ ra rằng một diện đập >3 cm có lớn thất trái với độ nhạy 92% và độ đặc hiệu 91% (PPV 86% và NPV 95%).

NHỊP ĐẬP MỎM TIM: Ổ ĐẬP BẤT THƯỜNG THẤT
TRÁI/NHỊP TIM KÉO DÀI/ MỎM TIM TRONG TĂNG
GÁNH ÁP LỰC
MÔ TẢ
Dùng để mô tả một nhịp đập mỏm tim toàn thì tâm thu (nghĩa là kéo dài từ đầu tâm thu đến T2).
NGUYÊN NHÂN
Thường gặp
Kinh điển gặp trong tình trạng tăng gánh áp lực:
• Tăng huyết áp
• Hẹp động mạch chủ
• Bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại
Ít gặp
• Tim dãn
• Sau nhồi máu cơ tim
CƠ CHẾ
Để bù trừ cho sự tăng gánh áp lực trên thất trái, thất trái lớn về kích thước, làm nó dễ sờ được. Trong tình trạng tăng hậu tải, sự tống máu khỏi buồng thất trái kéo dài suốt thì tâm thu, tạo một xung động duy trì tới T2.
Ý NGHĨA
Mặc dù không được nghiên cứu sâu, một ổ đập bất thường thất trái được thấy qua một nghiên cứu cho rằng nó tốt hơn điện tâm đồ trong dự đoán phì đại thất trái (độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 78%).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *