
CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC TIẾNG ANH GRAY’S ANATOMY FOR STUDENT 4E NỔI TIẾNG, CÙNG VỚI CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ở ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/vung-bung-sau/
NIỆU QUẢN
Các niệu quản là các ống cơ giúp vận chuyển nước tiểu từ các thận đến bàng quang. Chúng liên tục phía trên với chậu thận, là một cấu trúc hình phễu bên trong xoang thận. Chậu thận được hình thành từ 2 đến 3 đài thận lớn, thành phần mà được hình thành từ vài đài thận bé (xem Hình 4.153). Đài thận bé bao quanh một nhú thận.

Chậu thận hẹp khi nó đi xuống dưới qua rốn thận và liên tục với niệu quản ở chỗ nối chậu thận – niệu quản (Hình 4.155). Phía dưới chỗ nối này, thì niệu quản đi xuống sau phúc mạc ở phía trong cơ thắt lưng lớn. Ở eo trên, niệu quản cắt ngang qua hoặc cuối của động mạch chậu chung hoặc đầu của động mạch chậu ngoài và tiếp tục chặng đi đến bàng quang.

Ở 3 điểm dọc theo đường đi của nó thì niêu quản bị hẹp lại (Hình 4.155):
+ Điểm đầu tiên là chỗ nối chậu thận – niệu quản.
+ Điểm thứ hai là nơi mà niệu quản đi qua mạch máu chậu chung ở eo trên.
+ Điểm thứ ba là nơi mà niệu quản đi vào thành bàng quang.
Sỏi thận có thể bị kẹt lại ở những chỗ hẹp này.
– Mạch máu và bạch huyết của niệu quản:
Niệu quản nhận các nhánh động mạch từ các mạch máu lân cận khi chúng đi về phía bàng quang (Hình 4.155):
+ Động mạch thận cấp máu cho đầu trên.
+ Phần giữa có thể nhận các nhánh từ động mạch chủ bụng, động mạch tinh hoàn hoặc động mạch buồng trứng và động mạch chậu chung.
+ Trong khoang chậu, niệu quản được cấp máu bởi một hoặc nhiều hơn các động mạch từ các nhánh của động mạch chậu trong.
Trong tất cả các trường hợp, các động mạch đến niệu quản được chia thành các nhánh lên và xuống, những nhánh mà sẽ hình thành các thông nối dọc theo niệu quản.
Thoát dịch bạch huyết của niệu quản theo một đường tương tự như động mạch cấp máu. Dịch bạch huyết từ:
+ Phần trên của mỗi niệu quản thoát dịch đến các hạch động mạch chủ ngoài (hạch thắt lưng).
+ Phần giữa của mỗi niệu quản thoát dịch đến các hạch liên quan đến mạch máu chậu chung.
+ Phần dưới của mỗi niệu quản thoát dịch vào các hạch bạch huyết liên quan đến các mạch máu chậu ngoài và chậu trong.
– Chi phối thần kinh của niệu quản:
Chi phối thần kinh của niệu quản là từ các đám rối thận, động mạch chủ, hạ vị trên và hạ vị dưới, qua các dây thần kinh mà đi theo các mạch máu.
Các sợi li tâm của tạng đến từ cả thành phần giao cảm và phó giao cảm, ngược lại các sợi hướng tâm thuộc tạng đến đốt tủy T11 đến L2. Đau do niệu quản, thường liên quan đến sự giãn nở của niệu quản, vì thế quy chiếu đến các vùng da chi phối bởi các mức tủy từ T11 đến L2. Những vùng này có thể nhất là bao gồm thành bụng sau và ngoài bên dưới các xương sườn và phía trên mào chậu, vùng vệ, bìu ở nam giới, môi lớn ở nữ giới và phía trước đoạn gần của đùi.
CÁC TUYẾN THƯỢNG THẬN
Các tuyến thượng thận liên quan đến cực trên của mỗi thận (Hình 4.163). Chúng bao gồm một vỏ ngoài và phần tủy bên trong. Tuyến bên phải có dạng hình tháp, ngược lại tuyến bên trái dạng hình bán nguyệt và là tuyến lớn hơn.

Phía trước tuyến thượng thận phải là phần thùy phải của gan và tĩnh mạch chủ dưới, ngược lại phía trước tuyến thượng thận trái là phần dạ dày, tụy và đôi khi cả lách. Các phần của cơ hoành nằm phía sau cả 2 tuyến.
Tuyến thượng thận được bao quanh bởi mỡ quanh thận và được bọc bởi mạc thận, mặc dù một vách mỏng chia mỗi tuyến thượng thận khỏi thận lân cận.
– Mạch máu thượng thận:
Động mạch cấp máu cho tuyến thượng thận thì phong phú và xuất phát từ 3 nguồn chính (Hình 4.163):
+ Khi động mạch dưới hoành 2 bên đi lên trên từ động mạch chủ bụng đến cơ hoành, chúng cho ra nhiều nhánh đến tuyến thượng thận (các động mạch thượng thận trên).
+ Một nhánh giữa (động mạch thượng thận giữa) đến tuyến thượng thận thường xuất phát trực tiếp từ động mạch chủ bụng.
+ Các nhánh dưới (các động mạch thượng thận dưới) từ các động mạch thận đi lên trên đến các tuyến thượng thận.
Tương phản với sự cấp máu nhiều là sự dẫn máu của tĩnh mạch, thường chỉ gồm một tĩnh mạch ra khỏi rốn mỗi tuyến. Phía bên phải, tĩnh mạch thượng thận phải thì ngắn và hầu như ngay lập tức đi vào tĩnh mạch chủ dưới, trong khi phía bên trái, tĩnh mạch thượng thận trái đi xuống dưới để vào tĩnh mạch thận trái.
– Chi phối thần kinh thượng thận:
Tuyến thượng thận chủ yếu được chi phối bởi các sợi giao cảm trước hạch từ các mức tủy T8 đến L1, thành phần mà đi qua cả thân giao cảm và đám rối trước sống mà không có tiếp nối synap. Những sợi trước hạch này chi phối trực tiếp các tế bào của tủy thượng thận.