CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC TIẾNG ANH GRAY’S ANATOMY FOR STUDENT 4E NỔI TIẾNG, CÙNG VỚI CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ở ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/vung-bung-sau/

+ Cơ hoành:

Phía trên, cơ hoành hình thành nên giới hạn của vùng bụng sau. Tấm gân cơ này cũng chia khoang bụng khỏi khoang ngực. Về mặt cấu trúc, cơ hoành bao gồm một gân trung tâm mà các sợi cơ bám vào sắp xếp theo hình tròn xung quanh (Hình 4.143). Cơ hoành bám vào đốt sống thắt lưng bởi trụ gân cơ, thành phần mà trộn lẫn với dây chằng dọc trước của cột sống:

Trụ phải là trụ dài nhất và rộng nhất trong các trụ và bám vào các thân của đốt sống LI đến LIII và các đĩa gian đốt sống liên quan (Hình 4.144).

Tương tự, trụ trái bám vào các đốt sống LI và LII và đĩa gian đốt sống liên quan.

Các trụ được kết nối qua đường giữa bởi cung gân (dây chằng cung giữa), đi phía trước động mạch chủ (Hình 4.144).

Bên ngoài các trụ là một cung gân thứ hai được hình thành bởi mạc che phủ phần trên cơ thắt lưng lớn. Đây là dây chằng cung trong, bám ở phía trong vào các mặt của đốt sống LI và LII và phía ngoài vào mỏm ngang của đốt sống LI (Hình 4.144).

Một cung gân thứ 3, là dây chằng cung ngoài được hình thành bởi sự dày lên của mạc che phủ cơ vuông thắt lưng. Nó bám ở bên trong vào mỏm ngang của đốt sống LI và ở bên ngoài vào xương sườn XII (Hình 4.144).

Các dây chằng cung trong và ngoài đóng vai trò như những nguyên ủy cho một vài thành phần cơ của cơ hoành.

Các cấu trúc đi qua hoặc quanh cơ hoành

Một số cấu trúc đi qua hoặc xung quanh cơ hoành (Hình 4.143):

Động mạch chủ đi qua phía sau cơ hoành và phía trước các thân đốt sống ở bờ dưới của đốt sống TXII; nó nằm giữa 2 trụ của cơ hoành và phía sau dây chằng cung giữa, ngay bên trái đường giữa.

Kèm theo động mạch chủ qua lỗ động mạch chủ là ống ngực và đôi khi có tĩnh mạch đơn.

Thực quản đi qua phần cơ của trụ phải cơ hoành ở mức đốt sống TX, ngay bên trái lỗ động mạch chủ.

Đi qua lỗ thực quản với thực quản là các thân lang thang trước và sau, các nhánh thực quản của động mạch và tĩnh mạch vị trái và một ít mạch bạch huyết.

Lỗ lớn thứ 3 của cơ hoành là lỗ tĩnh mạch chủ, qua đó thì tĩnh mạch chủ dưới đi từ khoang bụng đến khoang ngực (Hình 4.143) ở gần mức đốt sống TVIII ở phần gân trung tâm của cơ hoành.

Kèm theo tĩnh mạch chủ dưới qua lỗ tĩnh mạch chủ dưới là thần kinh hoành phải.

Thần kinh hoành trái đi qua phần cơ của cơ hoành ngay trước gân trung tâm phía bên trái.

Các cấu trúc khác đi qua các lỗ nhỏ bên trong hoặc ngay bên ngoài cơ hoành khi chúng đi qua lồng ngực đến khoàng bụng (Hình 4.143):

Các dây thần kinh tạng lớn, tạng bé và tạng bé nhất đi qua trụ cơ hoành ở cả 2 bên.

Tĩnh mạch bán đơn đi qua trụ trái.

Đi phía sau dây chằng cung trong ở cả 2 bên là các thân giao cảm.

Đi phía trước cơ hoành, ngay dưới xương sườn, là các mạch máu thượng vị trên.

Những mạch máu và thần kinh khác (như các mạch máu cơ hoành và các thần kinh gian sườn) cũng đi qua cơ hoành ở các vị trí khác nhau.

Các vòm

Sự xuất hiện bình thường của các vòm phải và trái của cơ hoành được tạo ra bởi các thành phần của ổ bụng bên dưới đẩy những vùng bên này lên trên và bởi ngoại tâm mạc sợi, thành phần bám ở trung tâm, làm cho cơ hoành phẳng ở vùng này (Hình 4.145).

Các vòm được tạo ra bởi:

Gan bên phải, với một vài đóng góp thêm từ thận phải và tuyến thượng thận phải

Đáy vị và lách bên trái, với sự đóng góp thêm của thận trái và tuyến thượng thận trái.

Mặc dù chiều cao của những vòm này thay đổi trong suốt quá trình thở, nhưng một sự thống kê hợp lí trong sự thở ra bình thường thì làm cho vòm trái ở mức khoang gian sườn V và vòm phải ở mức xương sườn V. Điều này rất cần phải nhớ khi gõ ngực.

Trong suốt quá trình hít vào, phần cơ của cơ hoành co lại, làm cho phần trung tâm gân của cơ hoành kéo xuống phía dưới, làm cho các vòm hoành hơi phẳng xuống và làm giảm áp lực bên trong lồng ngực. Ảnh hưởng về mặt sinh lí của những sự thay đổi này là không khi đi vào phổi và tĩnh mạch chuyển máu về tim được tăng cường hơn.

Cấp máu

Có những nguồn cấp máu đến cơ hoành ở cả mặt trên và mặt dưới:

Phía trên, các động mạch cơ hoành và động mạch hoành – màng ngoài tim, cả các nhánh của động mạch ngực trong, và động mạch hoành trên, một nhánh của động mạch chủ ngực, cấp máu cho cơ hoành.

Phía dưới, các động mạch hoành dưới, các nhánh của động mạch chủ bụng, cấp máu cho cơ hoành (xem Hình 4.143).

Tĩnh mạch dẫn máu là qua các tĩnh mạch kèm theo các động mạch này.

Chi phối thần kinh

Chi phối thần kinh của cơ hoành chủ yếu là thần kinh hoành. Những thần kinh này, từ mức tủy sống C3 đến C5, chi phối tất cả vận động đến cơ hoành và các sợi cảm giác đến phần trung ương. Chúng đi qua khoang ngực, giữa màng phổi trung thất và màng ngoài tim đến mặt trên cơ hoành. Ở tại đây, thần kinh hoành phải kèm theo tĩnh mạch chủ dưới qua cơ hoành và thần kinh hoành trái tự mình qua cơ hoành (Hình 4.143). Các sợi cảm giác bổ sung được cung cấp đến phần ngoại vi của cơ hoành bởi các thần kinh gian sườn.