CÁC BẠN TẢI SÁCH GỐC TIẾNG ANH GRAY’S ANATOMY FOR STUDENT 4E NỔI TIẾNG, CÙNG VỚI CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ở ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/vung-bung-sau/

VÙNG BỤNG SAU

Vùng bụng sau nằm ở phía sau phần bụng của đường tiêu hóa, lách và tụy (Hình 4.140). Vùng này, giới hạn bởi các xương và các cơ tạo nên thành bụng sau, chứa một sô cấu trúc không chỉ liên quan trực tiếp đến các hoạt động của các thành phần trong ổ bụng mà còn đóng vai trò như một nơi thông nối giữa các vùng. Ví dụ như động mạch chủ bụng và các đám rối thần kinh liên quan của nó, tĩnh mạch chủ dưới, các thân giao cảm và bạch huyết. Cũng có những cấu trúc bắt nguồn ở vùng này cần cho chức năng bình thường ở những vùng khác của cơ thể (như đám rối thần kinh thắt lưng) và có các cơ quan mà liên quan đến vùng này trong suốt quá trình phát triển và vẫn tồn tại ở vùng này khi trưởng thành (như thận và tuyến thượng thận).

THÀNH BỤNG SAU

– Các xương:

+ Xương đốt sống thắt lưng và xương cùng

Nhô vào đường giữa của vùng bụng sau là các thân của 5 đốt sống thắt lưng (Hình 4.141). Sự lồi lên của những cấu trúc này ở vùng này là do đường cong thứ cấp (lồi ra trước) của phần thắt lưng của cột sống.

Đốt ống thắt lưng có thể phân biệt với đốt sống cổ hoặc ngực do kích thước của chúng. Chúng lớn hơn nhiều so với bất cứ đốt sống nào khác ở bất cứ vùng nào khác. Các thân đốt sống thì lớn và tăng dần về kích thước từ LI đến LV. Cuống đốt sống ngắn và dày, mỏm ngang dài và mảnh, mỏm gai thì lớn và dày. Các mỏm khớp lớn và định hướng vào trong và ra ngoài, điều này giúp cho sự gấp duỗi phần này của cột sống.

Giữa mỗi đốt sống thắt lưng là đĩa gian đốt sống, phần mà hoàn thành giới hạn đường giữa tại phần này của thành bụng sau.

Giới hạn giữa của thành bụng sau, phía dưới đốt sống thắt lưng bao gồm bờ trên của xương cùng (Hình 4.141). Xương cùng được hình thành bởi sự dính lại của 5 đốt sống cùng thành 1, cấu trúc xương hình nêm rộng phía trên và hẹp phía dưới. Mặt lõm phía trước và mặt lồi phía sau chứa các lỗ cùng trước và sau cho các nhánh trước và sau của các dây thần kinh gai sống đi qua.

+ Các xương chậu:

Xương cánh chậu, là thành phần của mỗi xương chậu, khớp với bên ngoài xương cùng ở khớp cùng chậu (Hình 4.141). Phần trên của mỗi xương cánh chậu mở ra ngoài vào thành một vùng hình giống như chiếc cánh (hố chậu). Mặt trong của vùng này của mỗi xương cánh chậu và các cơ liên quan là các thành phần của thành bụng sau.

+ Các xương sườn:

Phía trên, các xương sườn XI và XII hoàn thành khung xương của thành bụng sau (Hình 4.141). Những xương sườn này Những xương sườn này thì đơn lẻ, chúng không khớp với xương ức hay những xương sườn khác, chúng chỉ có một diện khớp ở đầu sườn và chúng không có cổ hay củ sườn.

Xương sườn XI nằm phía sau so với phần trên của thận trái và xương sườn XII nằm phía sau phần trên của cả 2 thận. Xương sườn XII cũng đóng vai trò như một điểm bám cho nhiều cơ và dây chằng.

– Các cơ:

Các cơ hình thành nên các giới hạn trong, ngoài, dưới và trên của vùng bụng sau sẽ lấp đầy trong khung xương của thành bụng sau (Bảng 4.2). Bên trong là cơ thắt lưng lớn và cơ thắt lưng nhỏ, bên ngoài là cơ vuông thắt lưng, bên dưới là cơ chậu và bên trên là cơ hoành (Hình 4.142 và 4.143).

+ Cơ thắt lưng lớn và cơ thắt lưng bé

Bên trong, cơ thắt lưng lớn che phủ mặt trước ngoài của các thân đốt sống thắt lưng, lấp đầy khoảng giữa các thân đốt sống và các mỏm ngang (Hình 4.142). Mỗi cơ xuất phát từ các thân của đốt sống TXII và tất cả 5 đốt sống thắt lưng, từ đĩa gian đốt sống giữa các đốt sống và từ các mỏm ngang của đốt sống thắt lưng. Đi xuống dưới dọc theo eo trên, mỗi cơ tiếp tục đi vào vùng đùi trước, dưới dây chằng bẹn, để bám vào mấu chuyển bé xương đùi.

Cơ thắt lưng lớn gấp đùi ở khớp hông khi thân cố định và gập thân chống lại trọng lực khi cơ thể nằm thẳng. Nó được chi phối bởi nhánh trước của các dây thần kinh L1 đến L3.

Liên quan đến cơ thắt lưng lớn là cơ thắt lưng bé, cơ mà đôi khi sẽ vắng mặt. Nằm trên bề mặt của cơ trám lớn khi xuất hiện, cơ mảnh này xuất phát từ đốt sống TXII và LI và đĩa gian đốt sống giữa chúng; gân dài của nó bám vào đường lược của eo trên và lồi chậu mu.

Cơ trám bé là một cơ gấp cột sống thắt lưng yếu và được chi phối bởi nhánh trước của dây thân kinh L1.

+ Cơ vuông thắt lưng

Bên ngoài, cơ vuông thắt lưng lấp đầy khoảng giữa xương sườn XII và mào chậu ở cả 2 bên của cột sống (Hình 4.142). Chúng bị chồng lên bên trong bởi cơ thắt lưng lớn; dọc theo bờ ngoài của chúng là cơ ngang bụng.

Mỗi cơ vuông thắt lưng xuất phát từ mỏm ngang của đốt sống LV, dây chằng thắt lưng chậu và phần mào chậu liên quan. Cơ bám bên trên đến mỏm ngang của 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên và bờ dưới của xương sườn XII.

Cơ vuông thắt lưng giúp hạ và cố định xương sườn XII và tham gia vào sự gập sang bên của thân. Khi co cơ đồng thời, các cơ có thể giúp ngửa phần thắt lưng của cột sống. Chúng được chi phối bởi nhánh trước của các dây thần kinh gai sống T12 và L1 đến L4.

+ Cơ chậu:

Phía dưới, một cơ chậu lấp hố chậu mỗi bên (Hình 4.142). Từ phần nguyên ủy mở rộng che phủ hộ chậu, cơ đi xuống dưới, hợp với cơ thắt lưng lớn và bám vào mấu chuyển bé xương đùi. Khi chúng đi vào đùi, cơ kết hợp này được gọi là cơ thắt lưng chậu.

Giống như cơ thắt lưng lớn, cơ chậu gập đùi ở khớp hông khi thân được cố định và gập thân chống lại trọng lực khi cơ thể nằm thẳng. Nó được chi phối bởi các nhánh của dây thần kinh đùi.