– Bơm natri-kali có vai trò quan trọng trong kiểm soát thể tích tế bào

Một trong những chức năng quan trọng nhất của bơm natri-kali là kiểm soát thể tích tế bào. Nếu không có chức năng này, hầu hết tế bào của cơ thể sẽ phình to cho đến khi tan rã. Cơ chế cho việc kiểm soát thể tích như sau: bên trong tế bào là một lượng lớn protein và các phân tử hữu cơ khác mà không thể đi ra khỏi tế bào. Hầu hết những protein này và những phân tử hữu cơ khác mang điện tích âm và vì thế thu hút một lượng lớn ion natri, kali và nhưng ion dương khác. Tất cả các phân tử và ion này sau đó gây ra một áp lực thẩm thấu của nước vào bên trong tế bào. Nếu quá trình này không được kiểm soát, thì tế bào sẽ phình đến một mức độ nhất định rồi tan ra. Cơ chế bình thường để ngăn cản kết cục này là bơm natri-kali. Chú ý lần nữa là bơm này bơm 3 ion natri ra ngoài tế bào cho mỗi ion kali đi vào bên trong. Một điều quan trong nữa là màng tế bào ít cho ion natri thấm qua hơn là ion kali và vì thế một khi ion natri bên ngoài tế bào, chúng có khuynh hướng là ở yên đó. Quá trình này cho thấy việc mất ion ra bên ngoài tế bào, khởi động cho quá trình thẩm thấu của nước ra ngoài tế bào.

Nếu một tế bào bắt đầu phình lên vì bất kì lý do gì, bơm natri-kali tự động được kích hoạt, di chuyển nhiều ion ra bên ngoài hơn và mang nước ra ngoài theo chúng. Vì thế, bơm natri-kali thực hiện một vai trò sống còn trong duy trì thể tích tế bào bình thường.

– Bản chất tạo ra điện thế của bơm natri-kali Việc bơm natri-kali bơm 3 ion natri ra bên ngoài tế bào cho mỗi ion kali vào trong tế bào nghĩa là một điện tích dương di chuyển từ bên trong tế bào ra bên ngoài tếbào cho mỗi chu trình của bơm. Quá trình này tạo ra một điện thế dương bên ngoài tế bào ; có nghĩa là nó tạo ra một điện thế âm bên trong. Vì thế, bơm natri-kali được nói là tạo ra điện thế qua màng tế bào. Như bàn trong chương 5, điện thế này là cơ sở cần cho sợi cơ và tế bào thần kinh trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh và các tín hiệu của cơ.