
SỰ SẮP XẾP CỦA TẠNG BỤNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Một sự hiểu biết cơ bản về sự phát triển của hệ thống ống tiêu hóa thì cần để hiểu được sự sắp xếp của các tạng và các mạc treo trong ổ bụng (Hình 4.13).


Đường tiêu hóa giai đoạn sớm được định hướng dọc trong ổ bụng và được treo từ thành bụng xung quanh bởi một mạc treo lớn phía lưng và mạc treo nhỏ hơn nhiều ở phía bụng.
Phía trên, các mạc treo phía bụng và phía lưng bám vào cơ hoành.
Ống ruột sơ khai bao gồm ruột trước (foregut), ruột giữa (midgut) và ruột sau (hindgut). Sự phát triển dài lên nhiều của ống ruột, sự xoay của các phần ống ruột và sự dính thứ phát của một vài tạng và các mạc treo liên quan đến thành cơ thể tham gia vào tạo ra sự sắp xếp các cơ quan trong ổ bụng ở người trưởng thành.
– Sự phát triển của ruột trước:
Ở vùng bụng, ruột trước cho ra đầu xa của thực quản, dạ dày và phần gần của tá tràng. Ruột trước là phần duy nhất của ống ruột được treo từ thành khoang bụng bởi các mạc treo phía bụng và phía lưng.
Một túi thừa từ phía trước của ruột trước phát triển thành mạc treo phía bụng, đi đến gan, túi mật và cuối cùng đến phần bụng của tụy.
Phần lưng của tụy phát triển từ một phần phát triển mạnh hơn của ruột trước thành mạc treo phía lưng. Lách phát triển trong mạc nối phía lưng ở vùng giữa thành cơ thể và đoạn được cho là dạ dày.
Trong ruột trước, dạ dày đang phát triển xoay theo chiều kim đồng hồ và mạc nối phía lưng kiên quan, chứa lách, di chuyển sang bên trái và mở rộng ra nhiều. Trong suốt quá trình này, phần mạc treo trở nên liên quan với và sau đó dính với phía bên trái của thành cơ thể.
Cùng lúc này, tá tràng, cùng với mạc treo phía lưng của nó và một phần nhiều của tụy, quay sang bên phải và dính vào thành cơ thể.
Sự dính của tá tràng vào thành cơ thể, sự phát triển lớn lên của gan ở mạc treo phía bụng và sự dính của mặt trên gan vào cơ hoành làm hạn chế lỗ mở vào khoang tạo bởi mạc treo phía lưng liên quan đến dạ dày. Lỗ mở bị hạn chế này là lỗ mạc nối (omental foramen).
Phần khoang bụng tạo bởi mạc treo phía lưng mở rộng và phía sau dạ dày, là túi mạc nối (túi phúc mạc nhỏ) (omental bursa). Để đi vào thì cần qua lỗ mạc nối đến khoang này, tách biệt với phần còn lại của khoang phúc mạc (túi phúc mạc lớn), lỗ nằm ngay dưới bờ từ do của mạc treo phía bụng.
Phần mạc treo phía lưng ban đầu hình thành nên phần túi phúc mạc nhỏ (túi mạc nối) mở rộng hướng xuống dưới và mặt đối diện nhau của mạc treo dính vào nhau để hình thành một cấu trúc giống tạp dề (mạc nối lớn). Mạc nối lớn được treo từ bờ cong lớn của dạ dày, nằm trên những tạng khác trong ổ bụng và là cấu trúc đầu tiên quan sát thấy khi ổ bụng được mở từ phía trước.
– Sự phát triển của ruột giữa:
Ruột giữa phát triển thành phần xa của tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, đại tràng lên và 2/3 phần đầu đại tràng ngang. Một túi noãn hoàng nhỏ nhô ra phía trước từ ruột giữa đang phát triển vào rốn.
Sự phát triển nhanh của hệ thống tiêu hóa tạo nên một quai ruột giữa thoát vị ra ngoài ổ bụng và vào trong dây rốn. Khi cơ thể phát triển về kích thước và sự kết nối với túi noãn hoàng mất đi, ruột giữa trở về ổ bụng. Trong khi quá trình này đang xảy ra, hai nhánh của quai ruột giữa xoay ngược chiều kim đồng hồ quanh một trục trung tâm chung và phần quai mà trở thành manh tràng đi xuống vào phía dưới phải của khoang bụng. Động mạch mạc treo tràng trên, cấp máu cho ruột giữa, thì nằm trở trung tâm của trục xoay.
Manh tràng vẫn bên trong phúc mạc, kết tràng lên dính với thành cơ thể rồi sau đó trở thành sau phúc mạc và kết tràng ngang vẫn treo bởi mạc treo phía lưng của nó (mạc treo kết tràng ngang (transverse mesocolon)). Mạc nối lớn treo qua kết tràng ngang và mạc treo kết tràng ngang và thường dính với những cấu trúc này.
– Sự phát triển của ruột sau
Một phần ba sau của kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng sigma và phần trên của trực tràng phát triển tù ruột sau.
Các phần gần của ruột sau xoay sang bên trái và trở thành kết tràng xuống và kết tràng sigma. Kết tràng xuống và mạc treo phía lưng của nó dính với thành cơ thể, trong khi kết tràng sigma vẫn trong phúc mạc. Kết tràng sigma đi qua eo trên và liên tục với trực tràng ở mức đốt sống SIII.