
KHOANG BỤNG
Tổ chức chung của khoang bụng là có một ống ruột ở trung tâm (hệ thống tiêu hóa) được treo lở lửng từ thành bụng sau và một phần từ thành bụng trước bởi tấm mô mỏng (mạc treo ruột; Hình 4.6):

– Mạc treo phía bụng (hay mạc treo phía trước) cho các vùng gần của ống ruột;
– Mạc treo phía lưng dọc theo toàn bộ chiều dài của hệ thống.
Các phần khác nhau của 2 mạc treo này được đạt tên theo các cơ quan chúng treo hoặc với những cấu trúc giải phẫu chúng liên quan tới.
Tạng lớn như thận, mà không treo lơ lửng trong khoang bụng bởi mạc treo thì sẽ liên quan nhiều hơn đến thành bụng.
Khoang bụng được lót bởi phúc mạc (peritoneum), thành phần mà bao gồm một lớp tế bào giống như biểu mô (trung biểu mô) cùng với lớp mô liên kết nâng đỡ. Phúc mạc tương tục như màng phổi và ngoại tâm mạc thanh mạc trong lồng ngực.
Phúc mạc lật lên khỏi thành bụng thành một thành phần của mạc treo giúp treo giữ tạng.
– Phúc mạc thành lót thành bụng
– Phúc mạc tạng che phủ các cơ quan
Bình thường, các thành phần của ống tiêu hóa và các thành phần treo ruột hoàn toàn lấp đầy khoang bụng, làm cho khoang phúc mạc trở thành một khoang ảo và phúc mạc tạng phủ trên các cơ quan cùng với phúc mạc thành phủ lên thành bụng gần đó trượt tự do lên nhau.
Các tạng ở bụng có thể trong phúc mạc hoặc sau phúc mạc:
– Các cấu trúc trong phúc mạc, như các thành phần của hệ thống tiêu hóa, được treo lơ lửng từ thành bụng bởi mạc treo
– Các cấu trúc mà không được treo trong khoang bụng bởi mạc treo và nằm giữa phúc mạc thành và thành bụng là nằm sau phúc mạc.
Các cấu trúc sau phúc mạc bao gồm các thận và các niệu quản, chúng phát triển trong vùng giữa phúc mạc và thành bụng và vẫn ở tại vị trí đó ở người trưởng thành.
Trong suốt quá trình phát triển, một vài cơ quan như các phần của ruột non và ruột già ban đầu được treo lơ lửng trong khoang bụng bởi mạc treo và sau đó trở thành sau phúc mạc do dính vào thành bụng (Hình 4.7).

Các mạch máu lớn, thần kinh lớn và mạch bạch huyết lớn liên quan đến thành bụng sau dọc theo đưởng giữa cơ thể ở vùng mà trong suốt quá trình phát triển, phúc mạc lật khỏi thành bụng thành mạc treo phía lưng, hỗ trợ cho ống ruột đang phát triển. Kết quả, các nhánh của các cấu trúc thần kinh mạch máu đi đến các phần của hệ thống tiêu hóa thì không thành cặp, bắt nguồn từ mặt trước của những cấu trúc ban đầu, đi trong mạc treo hoặc sau phúc mạc ở những vùng mà mà mạc treo sau đó dính vào thành bụng.
Nhìn chung, các mạch máu, thần kinh và mạch bạch huyết đến thành bụng và đến các cơ quan mà có nguồn gốc sau phúc mạc, sẽ phân nhánh sang bên từ các cấu trúc thần kinh mạch máu trung tâm và thường thành cặp, mỗi bên một mạch máu thần kinh.
LỖ NGỰC DƯỚI
Lỗ trên của khoang bụng là lỗ dưới của thành ngực, đóng lại bởi cơ hoành. Bở của lỗ ngực dưới bao gồm đốt sống ngực TXII, xương sườn XII và đầu xa của xương sườn XI, bờ sườn và mỏm mũi kiếm của xương ức.
CƠ HOÀNH
Phần cơ hoành (bao gồm cả gân và cơ) chia ổ bụng khỏi lồng ngực.
Cơ hoành bám vào bờ của lỗ ngực dưới, nhưng chỗ bám thì phức tạp ở phía sau và mở vào vùng thắt lưng của cột sống (Hình 4.8). Ở mỗi bên, một phần cơ bám chắc cơ hoành vào mặt trước bên của cột sống, xuống thấp đến đốt sống LIII ở bên phải và đốt sống LII ở bên trái.

Bởi vì bờ sườn không liên tục phía sau, nên cơ hoành bám vào dây chằng dạng hình cung (dây chằng cung), kéo dài giữa các điểm xương có sẵn và phần mô mềm liên quan:
– Các dây chằng cung trong và cung ngoài đi qua các cơ thành bụng sau và bám vào đốt sống, mỏm ngang đốt sống LI và xương sườn XII, tương ứng với các dây chằng.
– Một dây chằng cung giữa đi qua động mạch chủ và liên tục với trụ mỗi bên.
Chỗ bám phía sau cơ hoành mở xuống dưới nhiều hơn nhiều so với phía trước. Kết quả cơ hoành là một thành phần quan trọng của thành bụng sau, một số tạng liên quan đến nó.
EO TRÊN
Thành bụng liên tục với thành chậu ở eo trên và khoang bụng liên tục với khoang chậu.
Bờ tròn của eo trên được hình thành bởi hoàn toàn là các xương:
– Phía sau bởi xương cùng
– Phía trước bởi khớp vệ
– Hai bên bởi một vành của xương cánh chậu (Hình 4.9).

Do xương cùng và vùng xương cánh chậu liên quan gập góc ra sau so với cột sống, nên khoang chậu không định hướng thẳng đứng như khoang bụng. Thay vào đó, khoang chậu nhô ra sau và eo trên mở ra trước, hơi lên trên (Hình 4.10).

LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VÙNG KHÁC
LỒNG NGỰC
Khoang bụng thì được chia khỏi lồng ngực bởi cơ hoành. Các cấu trúc đi giữa hai vùng qua cơ hoành hoặc đi sau cơ hoành (Hình 4.8).
VÙNG CHẬU
Eo trên mở trực tiếp vào khoang bụng và các cấu trúc đi giữa khoang bụng và vùng chậu thì sẽ đi qua nó.
Phúc mạc lót khoang bụng liên tục với phúc mạc vùng chậu. Kết quả là khoang bụng hoàn toàn liên tục với khoang chậu (Hình 4.11). Các nhiễm khuẩn ở một vùng có thể vì thế mà tự do lan đến vùng khác.

Bàng quang giãn nở về phía trên khỏi khoang chậu vào vùng bụng và trong suốt quá trình mang thai, tử cung giãn nở tự do lên trên khỏi khoang chậu vào khoang bụng.
CHI DƯỚI
Khoang bụng liên hệ trực tiếp với đùi qua một lỗ hình thành phía trước giữa bờ dưới thành bụng (đánh dấu bởi dây chằng bẹn) và xương chậu (Hình 4.12). Các cấu trúc mà đi qua lỗ này là:
– Động mạch và tĩnh mạch lớn của chi dưới;
– Thần kinh đùi, chi phối cho cơ tứ đầu đùi, mở xuống đến gối;
– Mạch bạch huyết
– Đầu xa của cơ thắt lưng lớn và cơ chậu, giúp gập đùi tại khớp hông.
Khi các mạch máu đi xuống dưới đến dây chằng bẹn, tên của chúng thay đổi – động mạch và tĩnh mạch chậu ngoài của vùng bụng thành động mạch và tĩnh mạch đùi đùi.