CÁC TĨNH MẠCH TIM

Xoang vành nhận máu chủ yếu từ 4 thành phần: các tĩnh mạch tim lớn, tim giữa, tim bé và tim sau.

Tĩnh mạch tim lớn. Tĩnh mạch tim lớn bắt đầu từ đỉnh tim (Hình 3.82A). Nó đi lên ở rãnh gian thất trước, nơi nó liên quan đến động mạch gian thất trước và thường được gọi là tĩnh mạch gian thất trước. Đến rãnh vành, tĩnh mạch tim lớn đi về bên trái và tiếp tục đi trên mặt hoành/đáy của tim. Tại vị trí này, nó liên quan với nhánh mũ của động mạch vành trái. Tiếp tục đường đi của nó trong rãnh vành tĩnh mạch tim lớn dần dần rộng ra để hình thành nên xoang vành, đi vào nhĩ phải (Hình 3.28B).

Tĩnh mạch tim giữa. Tĩnh mạch tim giữa (tĩnh mạch gian thất sau) bắt đầu ở gần đỉnh tim và đi lên trong rãnh gian thất sau về xoang vành (Hình 3.28B). Nó liên quan đến nhánh gian thất sau của động mạch vành trái hoặc phải trong suốt chặng đi của nó.

Tĩnh mạch tim nhỏ. Tĩnh mạch tim nhỏ bắt đầu ở vùng dưới trước của rãnh vành giữa nhĩ phải và thất phải (Hình 3.28A). Nó tiếp tục trong rãnh này ở trên mặt hoành/đáy của tim nơi mà chúng đi vào xoang vành ở đầu nhĩ của nó. Nó đồng hành cùng với động mạch vành phải trong suốt chặng đi của nó và có thể nhận tĩnh mạch bờ phải (Hình 3.28A). Tĩnh mạch nhỏ này đi cùng với nhánh bờ của động mạch vành phải dọc theo bờ sắc của tim. Nếu tĩnh mạch bờ phải không đổ về tĩnh mạch tim nhỏ, thì chúng sẽ đổ trực tiếp vào nhĩ phải.

Tĩnh mạch tim sau. Tĩnh mạch tim sau nằm trên mặt sau thất trái, ngay bên trái của tĩnh mạch tim giữa (Hình 3.82B). Nó có thể đi trực tiếp vào xoang vành hoặc vào tĩnh mạch tim lớn.

Những tĩnh mạch tim khác. Hai nhóm nữa của tĩnh mạch tim cũng liên quan đến dẫn máu của tim.

– Các tĩnh mạch trước thất phải (tĩnh mạc trước tim) là những tĩnh mạch nhỏ xuất phát trên mặt trước của thất phải (Hình 3.82A). Chúng đi trong rãnh vành và đi vào thành trước của nhĩ phải. Chúng dẫn máu phần trước thất phải. Tĩnh mạch bờ phải có thể là một phần của nhóm tĩnh mạch này nếu không đổ vào tĩnh mạch tim nhỏ.

– Một nhóm các tĩnh mạch tim bé nhất (tĩnh mạch tim bé nhất hay các tĩnh mạch Thebesius) cũng được nhắc đến. Dẫn máu trực tiếp vào các buồng tim, chúng nhiều ở nhĩ phải và thất phải, đôi khi có liên quan với nhĩ trái và hiếm khi xuất hiện ở thất trái.

HỆ THỐNG BẠCH HUYẾT VÀNH

Các mạch vành của tim theo các động mạch vành và thoát chủ yếu vào:

– Các hạch cánh tay đầu, phía trước các tĩnh mạch cánh tay đầu

– Các hạch khí – phế quản, ở đầu dưới của cây khí quản.

HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN CỦA TIM

Cơ nhĩ và cơ thất có khả năng co bóp đồng thời. Hệ thống dẫn truyền của tim khởi động và phối hợp quá trình co cơ tim. Hệ thống dẫn truyền bao gồm các nút và hệ thống các tế bào cơ tim chuyên biệt tổ chức thành 4 thành phần cơ bản:

– Nút xoang nhĩ

– Nút nhĩ thất

– Bó nhĩ thất với các bó nhánh trái và phải của nó

– Đám rối các tế bào dẫn truyền dưới nội tâm mạc (các sợi Purkinje).

Một sự phân bố đồng bộ của hệ thống dẫn truyền thiết lập đường dẫn truyền đơn hướng cho sự co bóp/kích thích cơ tim. Trong suốt chặng đi của nó, các nhánh lớn của hệ thống dẫn truyền được cách điện với cơ tim xung quanh bởi mô liên kết. Điều này làm ngăn cản sự kích thích và co cơ không thích hợp của cơ tim.

Sự liên hệ về mặt chức năng của hệ thống dẫn truyền và cơ tim tăng lên nhiều tại mạng lưới các sợi dưới nội mô.

Vì vậy, một sóng kích thích và co cơ đơn hướng được thiết lập, di chuyển từ các cơ nhú và đỉnh tim đến đường ra của các động mạch.

NÚT XOANG NHĨ

Các kích thích bắt đầu ở nút xoang nhĩ, hệ thống tạo nhịp của tim. Một tập hợp các tế bào ở đầu trên của mào tận cùng tại vị trí nối của tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải (Hình 3.83A). Đây cũng là chỗ nối giữa các phần của tâm nhĩ phải nguồn gốc từ xoang tĩnh mạch phôi thai và tâm nhĩ thật.

Các tín hiệu kích thích tạo ra bởi nút xoang nhĩ lan khắp tâm nhĩ và gây ra co cơ.

NÚT NHĨ THẤT

Đồng thời, sóng kích thích trong tâm nhĩ kích thích nút nhĩ thất, nút này nằm gần chỗ mở của xoang vành, gần với chỗ bám của lá thành của van ba lá và trong vách gian thất (Hình 3.83A).

Nút nhĩ thất là một tập hợp các tế bào chuyển biệt hình thành nên phần đầu của một mô dẫn tryền phức tạp, bó nhĩ thất, là phần dẫn các kích thích đến tất cả các cơ tâm thất.

BÓ NHĨ THẤT

Bó nhĩ thất là một sự liên tục dẫn truyền xuống dưới của nút nhĩ thất (Hình 3.83A). Chúng chạy dọc theo bờ dưới phần màng của vách gian thất trước khi tách thành bó nhánh phải và trái.

Bó nhánh phải tiếp tục phía bên phải vách gian thất về phía đỉnh thất phải. Từ vách nó đi vào bè vùng vách – bờ để đến nền của cơ nhú trước. Tại vị trí này, chúng phân chia và liên tục với các phần tận cùng của hệ thống dẫn truyền, đám rối dưới nội tâm mạc của các tế bào dẫn truyền ở thất hay các sợi Purkinje. Hệ thống này trải rộng khắp tâm thất để chi phối cho cơ thất, bao gồm các cơ nhú.

Bó nhánh trái đi phía bên trái của phần cơ vách gian thất và xuống đỉnh thất trái (Hình 3.83B). Dọc theo đường đi chúng cho ra các nhánh mà cuối cùng các nhánh này liên tục với đám rối dưới nội tâm mạc của các tế bào dẫn truyền (các sợi Purkinje). Giống như bên phải, hệ thống các tế bào chuyên biệt này lan truyền các xung động kích thích toàn bộ thất trái.

CHI PHỐI THẦN KINH CHO TIM

Phần thần kinh tự động của hệ thống thần kinh ngoại biên chịu trách nhiệm trực tiếp cho điều hòa:

– Nhịp tim

– Lực co bóp cơ tim

– Cung lượng tim

Các nhánh từ cả hệ thóng thần kinh giao cảm và phó giao cảm đóng góp vào sự hình thành nên đám rối tim. Đám rối này bao gồm một phần nông, bên dưới cung động mạch chủ và giữa chúng với thân động mạch phổi (Hình 3.84A) và một phần sâu, giữa cung động mạch chủ và chỗ tách đôi của khí quản (Hình 3.84B).

Từ đám rối tim, các nhánh nhỏ hỗn hợp các dây thần kinh của cả giao cảm và phó giao cảm chi phối cho tim. Những nhánh này ảnh hưởng đến các mô của nút và những thành phần khác của hệ thống dẫn truyền, mạch máu vành và nhĩ và thất.

CHI PHỐI THẦN KINH PHÓ GIAO CẢM

Kích thích của hệ thống phó giao cảm:

– Chậm nhịp tim

– Giảm lực co bóp cơ tim

– Co mạch vành

Các sợi trước hạch của thần kinh phó giao cảm đến tim là các nhánh từ các dây thần kinh lang thang phải và trái. Chúng đi vào đám rối tim và kết nối synap trong các hạch nằm cả bên trong đám rối và trong thành tâm nhĩ.

CHI PHỐI THẦN KINH GIAO CẢM

Kích thích hệ thần kinh giao cảm:

– Tăng nhịp tim

– Tăng lực co bóp cơ tim

Các sợi giao cảm đến đám rối của tim qua các dây thần kinh của tim từ thân giao cảm. Các sợi giao cảm trước hạch từ 4 hoặc 5 đốt trên của đoạn tủy ngực đi vào và đi ra qua thân giao cảm. Chúng tiếp xúc synap ở hạch cổ và các hạch ngực trên, các sợi sau hạch cho ra các nhánh cả hai bên từ thân giao cảm đến đám rối tim

CÁC SỢI HƯỚNG TÂM CỦA TẠNG

Các sợi hướng tâm từ tim và cũng là thành phần của đám rối tim. Những sợi này đi qua đám rối tim và trở về hệ thần kinh trung ương qua các dây thần kinh tim từ thân giao cảm và trong các nhánh lang thang của tim.

Các sợi hướng tâm liên quan đến các dây thần kinh lang thang của tim trở về dây thần kinh lang thang (X). Chúng cảm nhận sự thay đổi trong huyết áp và thành phần hóa học của máu và nhờ thế chủ yếu quan tâm đến các phản xạ của tim.

Các sợi hướng tâm liên quan với các dây thần kinh của tim từ thân giao cảm trở về phần cổ hoặc phần ngực của thân giao cảm. Nếu chúng ở phần cổ, chúng thướng đi xuống đến phần ngực, nơi chúng vào lại 4 hoặc 5 đốt tủy trên, cùng với các sợi hướng tâm từ vùng ngực của thân giao cảm. Các sợi hướng tâm liên quan đến hệ thống giao cảm dẫn truyền cảm giác đau từ tim, sẽ được phát hiện ở mức độ tế bào khi có sự phá hủy mô (như thiếu máu cơ tim). Sự đau này thường là quy chiếu đến các vùng da chi phối bởi cùng mức tủy sống.