THẤT TRÁI

Thất trái nằm phía trước nhĩ trái. Chúng tham gia hình thành nên mặt trước, mặt hoành, mặt phổi trái và đỉnh tim.

Máu đi vào tâm thất thông qua lỗ nhĩ thất trái và chảy theo hướng về phía trước đên đỉnh tim. Buồng tim của nó hình nón, dài hơn thất phải và có lớp cơ tim dày nhất. Đường ra của thất nằm phía sau nón động mạch ở thất phải, có thành trơn nhẵn và có nguồn gốc nhau thai từ hành tim.

Bè cơ tim trong thất phải thì nhỏ và mỏng hơn, ngược lại so với trong thất phải. Sự xuất hiện ở dạng dải hay cầu thì tương tự như thất phải (Hình 3.74).

Cơ nhú, nối với thừng gân cũng quan sát thấy và cấu truvs của chúng cũng giống như mô tả ở thất phải. Hai nhóm cơ nhú, trước và sau thường tìm thấy trong thất trái và lớn hơn sơ với thất phải.

Ở vị trí giải phẫu, thất trái một phần nào đó phía sau so với thất phải. Vách gian thất vì thế mà hình thành thành trước và một phần nào đó thành bên phải của thất phải. Vách được mô tả có hai phần:

– Phần cơ

– Phần màng

Phần cơ thì dày và hình thành nên phần lớn vách, ngược lại phần màng mỏng, là phần trên của vách. Một phần thứ ba của vách có thể xem là phần vách nhĩ thất bởi vì vị trí của nó phía trên lá vách của van ba lá. Vị trí phía trên này đặt một phần của vách giữa thất trái và nhĩ phải.

VAN HAI LÁ

Lỗ nhĩ thất trái mở vào phía sau phần bên phải của phần trên thất trái. Nó được đóng trong suốt quá trình thất co bởi van hai lá, van gồm hai lá là lá trước và lá sau (Hình 3.74). Nền của các lá được níu bởi một vòng sợi bao quanh lỗ nhĩ thất, các lá liên tục với nhau tại mép. Sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ nhú và thừng gân thì giống như mô tả ở thất phải.

VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Tiền đình động mạch chủ hay đường ra của tâm thất trái, liên tục phía trên với động mạch chủ lên. Lỗ mở từ thất trái vào trong động mạch chủ được đóng bởi van động mạch chủ. Van này có cấu trúc tương tự như van động mạch phổi. Nó bao gồm các lá van bán nguyệt với bờ tự do lồi lên trong lòng động mạch chủ lên (Hình 3.75).

Giữa các lá van bán nguyệt và thành của động  mạch chủ lên là các xoang giống ví – các xoang động mạch chủ phải, trái và sau. Động mạch vành phải và trái bắt nguồn từ xoang động mạch chủ phải và trái. Bởi bì điều này, xoang động mạch chủ sau và lá van của nó được nhắc đến là xoang và lá van không chứa mạch vành.

Chức năng của van động mạch chủ thì tương tự như van động mạch phổi với thêm một chức năng quan trọng: là khi dòng máu phụt ngược sau khi thất co và đổ đầy xoang vành, nó tự động tạo lực một lực lên động mạch vành bởi vì các mạch máu này bắt nguồn từ xoang động mạch chủ trái và phải.

BỘ KHUNG CỦA TIM

Hệ khung của tim là một tập hợp mô liên kết sợi dày ở dạng gồm 4 vòng với sự liên kết với nhau trong một mặt phẳng giữa nhĩ và thất. Bốn vòng khung tim bao quanh hai lỗ nhĩ thất, lỗ động mạch củ và lỗ mở thân động mạch phổi. Chúng là những bao sơ. Các khu vực liên kết với nhau bao gồm:

– Tam giác xơ phải, là một vùng dày mô liên kết giữa vòng động mạch chủ và vòng nhĩ thất phải

– Tam giác xơ trái, là vùng dày mô liên kết giữa vòng động mạch chủ và vòng nhĩ thất trái (Hình 3.76).

Hệ khung của tim giúp duy trì lỗ mở xung quanh và cung cấp chỗ bám cho các lá van. Nó cúng ngăn cách phần cơ nhĩ với phàn cơ thất. Cơ tâm nhĩ bắt đầu từ bờ trên của vòng, ngược lại cơ tâm thất bắt đầu từu bờ dưới của vòng.

Hệ khung của tim cũng đóng vai trò như một mô liên kết đặc cách điện tâm nhĩ khỏi tâm thất. Bó nhĩ thất mà đi qua vòng sợi là sự kết nối duy nhất giữa hai nhóm cơ này.

MẠCH VÀNH

Hai động mạch vành xuất phát từ động xoang động mạch chủ trong phần đầu của động mạch chủ lên và cung cấp máu cho cơ và các phần khác của tim. Chúng vòng quang tim trong rãnh vành với các nhánh bờ và gian thất, trong rãnh gian thất, mà cuối cùng hội tụ về đỉnh tim (Hình 3.77).

Máu tĩnh mạch trở về tim đi qua các tĩnh mạch tim, hầu hết đổ vào xoang vành. Cấu trúc tĩnh mạch lớn này nằm trong rãnh vành ở mặt sau của tim giữa nhĩ trái và thất trái. Xoang vành đổ máu vào tâm nhĩ phải giữa lỗ mở của tĩnh mạch chủ dưới và lỗ nhĩ thất phải.

ĐỘNG MẠCH VÀNH

Động mạch vành phải: Động mạch cành phải bắt nguồn từ xoang động mạch chủ phải của động mạch chủ lên. Nó đi về phía trước và sau đó đi dọc xuống trong rãnh vành, giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải (Hình 3.78A). Đến bờ dưới của tim, nó đi ra sau và tiếp tục đi trong rãnh trên mặt hoành của tim và nền tim. Trong suốt chặng đi, một vài nhánh xuất phát từ thân chung của mạch máu:

– Nhánh nhĩ ban đầu đi trong rãnh giữa tiểu nhĩ phải và động mạch chủ lên và cho ra nhánh nút xoang nhĩ (Hình 3.78A), nhánh mà đi ra sau quanh tĩnh mạch chủ trên để cấp máu cho nút xoang nhĩ.

– Nhánh bờ phải tách ra khí động mạch vành phải đến bờ dưới của tim (bờ sắc) (Hình 3.78A, B) và tiếp tục dọc bờ này về đỉnh tim.

– Khi động mạch vành phải đi đến nền/mặt hoành tim, nó cung cấp một nhánh nhỏ cho nút nhĩ thất trước khi cho ra nhánh lớn cuối cùng, nhánh gian thất sau (Hình 3.78A), nằm trong rãnh gian thất sau.

Động mạch vành phải cung cấp máu cho nhĩ phải và thất phải, nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất, vách gian nhĩ, một phần nhĩ trái, một phần ba sau dưới của vách gian thất và một phần của phần sau thất trái.

Động mạch vành trái: Động mạch vành trái bắt nguồn từ xoang động mạch chủ trái. Nó đi giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái trước khi đi vào rãnh vành. Bắt nguồn từ phía sau thân động mạch phổi, động mạch chia thành hai nhánh tận, nhánh gian thất trước và nhánh mũ (Hình 3.78A).

– Nhánh gian thất trước (động mạch xuống trái trươc – LAD) (Hình 3.78A,C) tiếp tục quanh phía bên trái của thân động mạch phổi và đi chéo xuống đỉnh tim trong rãnh gian thất trước (Hình 3.78A, C). Trong suốt chặng đi, một hoặc hai nhánh chéo lớn có thể tách ra và đi chéo xuống mặt trước tâm thất trái.

– Nhánh mũ (Hình 3.78 A, C) đi về phía bên trái, trong rãnh vành và trên nền/mặt hoành của tim và thường kết thúc trước khi đến rãnh gian thất sau. Một nhánh lơn, động mạch bờ trái (Hình 3,78A,C), thường xuất phát từ nó và tiếp tục băng qua bờ tù của tim.

Sự phân bố của động mạch vành trái cho phép nó cung cấp máu cho hầu hết nhĩ trái và thất trái và hầu hết vách gian thất, bao gồm bó nhĩ thất và nhánh chủa nó.

Các biến thể trong cup cấp máu của mạch vành: Một vài thay đổi đáng kể trong sự cấp máu mạch vành có thể xảy ra.

– Sự cấp máu mô tả ở trên cho cả động mạch vành trái và vành phải là thường xảy ra nhất và bao gồm một động mạch vành phải nổi trội. Có nghĩa là nhánh gian thất sau xuất phát từ động mạch vành phải. Động mạch vành phải vì thế cung cấp máu cho một phần lớn thành sau thất trái và nhánh mũ của động mạch vành trái thì tương ứng sẽ nhỏ.

– Ngược lại, trong tim với động mạch vành trái nổi trội, nhánh gian thất sau xuất phát từ nhánh mũ phình to và cấp máu cho hầu hết thành sau thất trái (Hình 3.79).

– Một biến thể khác liên quan đến động mạch cấp máu cho nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Trong hầu hết trường hợp, hai cấu trúc này được cấp máu bởi động mạch vành phải. Tuy nhiên, các mạch máu từ nhánh mũ của động mạch vành trái đôi khi cấp máu cho những cấu trúc này.