TÂM NHĨ PHẢI

Ở vị trí giải phẫu, bờ phải của tim được hình thành bởi tâm nhĩ phải. Buồng này cũng tham gia hình thành nên mặt trước của tim.

Máu về nhĩ phải đi vào một trong ba mạch máu. Chúng là:

– Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, cũng nhau đưa máu về tim từ các phần của cơ thể.

– Xoang vành đưa máu về tim qua chính thành tim.

Tĩnh mạch chủ trên đi vào phần sau trên của nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới đi vào phần sau dưới của nhĩ phải.

Từ tâm nhĩ phải, máu đi vào tâm thất phải thông qua lỗ nhĩ thất phải. Lỗ này mở ra trước và vào trong và đóng trong suốt quá trình thất co bởi van 3 lá.

Bên trong nhĩ phải được chia thành 2 khoang liên tục. Phía bên ngoài, sự phân chia này được thể hiện bằng một rãnh nông, nằm dọc (rãnh tận cùng của tim), nó được mở ra từ bên phải lỗ mở của tĩnh mạch chủ trên đến phía bên phải lỗ mở của tĩnh mạch chủ dưới. Về bên trong, sự phân chia này được thể hiện bằng mào tận cùng (Hình 3.70), là một nếp cơ trơn nhẵn bắt đầu từ trần tâm nhĩ ngay trước lỗ mở của tĩnh mạch chủ trên và mở rộng xuống dưới theo thành bên đến mép trước tĩnh mạch chủ dưới.

Khoang phía sau mào là xoang tĩnh mạch chủ có nguồn gốc phôi thai từ sừng phải của xoang tĩnh mạch. Thành phần này của nhĩ phải có thành trơn láng, mỏng và cả hai tĩnh mạch chủ đều đổ về đây.

Khoang phía trước của mào, bao gồm tiểu nhĩ phải, đôi khi còn gọi là “tâm nhĩ thật”. Thuật ngữ này là do dựa trên nguồn gốc của nó từ tâm nhĩ nguyên thủy trong thời kì thai. Thành của nó được bao phủ bởi những dải cơ gọi là cơ lược, những dải cơ này tỏa ra từ mào giống như răng lược. Những dải cơ này cũng tìm thấy trong tiểu nhĩ phải, tiểu nhĩ phải giống như cái tai, hình nón, một phần cơ chồng lên bên ngoài của động mạch chủ lên.

Một cấu trức nữa của tâm nhĩ phải là lỗ xoang vành, nhận máu từ hầu hết các tĩnh mạch tim và mở vào lỗ của tĩnh mạch chủ dưới ở phía trong. Liên quan đến những lỗ này là một nếp mô nhỏ nguồn gốc từ van của xoang tĩnh mạch thời kì thai (van của xoang vành và van của tĩnh mạch chủ dưới). Trong suốt quá trình phát triển, van của tĩnh mạch chủ dưới giúp đưa trực tiếp dòng màu đến giàu oxy qua lỗ ovale vào tâm nhĩ trái.

Tách biệt giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải là vách gian nhĩ, nó hướng về phía trước và sang bên phải bởi vì tâm nhĩ trái nằm phía sau và bên trái nhĩ phải. Một chỗ lõm thấy được rõ ràng ở ngay trên lô tĩnh mạch chủ dưới. Đây là hố ovale, với bờ lồi lên là bờ của hố ovale.

Hố ovale đánh dấu vị trí phôi thai của lỗ ovale, là một  phần quan trọng của tuần hoàn thai. Lỗ ovale cho phép máu giàu oxy đi vào nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ dưới có thể đi trực tiếp qua nhĩ trái và vì thế không qua phổi, cơ quan mà không có chức năng trước khi sinh.

Cuối cùng, một số lượng lớn lỗ nhỏ – lỗ của những tĩnh mạch tim nhỏ nhất (lỗ cho tĩnh mạch tim nhỏ) – nằm rải rác trên thành nhĩ phải. Những tĩnh mạch nhỏ này qua cơ tim trực tiếp vào nhĩ phải.

TÂM THẤT PHẢI

Ở vị trí giải phẫu, tâm thất phải hình thành hầu hết mặt trước của tim và một phần mặt hoành. Tâm nhĩ phải nằm phía bên phải thất phải và tâm thất phải nằm phía trước và bên trái của lỗ nhĩ thất phải. Máu đi vào tâm thất phải từ tâm nhĩ phải vì thế đi theo phương ngang và về phía trước.

Đường ra của tâm thất phải dẫn đến thân động mạch phổi là nón động mạch. Vùng này có thành trơn nhẵn và nguồn gốc phôi thai của nó là hành tim.

Thành của đường vào thất phải có nhiều cơ, cấu trúc bất thường gọi là bè cơ tim (Hình 3.71). Hầu hết phần này dính vào thành tâm thất trong suốt chiều dài của nó, hình thành nên dải hoặc dính hai đầu, hình thành nên cầu.

Một ít bè cơ tim chỉ có một đầu dính vào bề mặt tâm thất, trong khi đầu kia dính vào một dải sợi giống gân gọi là thừng gân, nối với bờ tự do của các lá van.

Có 3 cơ nhóm nhú trong thất phải. Tên đặt tương ứng với vị trí trên bề mặt tâm thất, chúng là nhóm cơ nhú trước, sau và vách:

– Nhóm cơ nhú trước là nhóm lớn nhất và hằng định nhất, xuất phát từ thành trước của tâm thất.

– Nhóm cơ nhú sau có thể gồm một, hai hoặc ba cấu trúc, với một vài thừng gân bắt nguồn bắt nguồn trực tiếp từ thành thất.

– Nhóm cơ nhú vách là nhóm cơ nhú không hằng định nhất, chúng nhỏ hoặc không có, với thừng gân khởi nguồn trực tiếp từ thành vách.

VAN BA LÁ

Lỗ nhĩ thất phải bị đóng trong suốt quá trình tâm thất co bởi van ba lá (van nhĩ thất phải), có tên như vậy là vì nó thường gồm ba lá (Hình 3.71). Nền của mỗi lá được níu giữ bởi vòng sợi bao quanh lỗ nhĩ thất. Vòng sợi này giúp duy trì hình dạng của lỗ. Các lá liên tục với nhau gần nền của chúng ở vị trí được gọi là mép.

Tên của ba lá, trước, vách và sau dựa trên vị trí tương ứng trên tâm thất. Bờ tự do của các lá được nối với thừng gân được xuất phát từ đỉnh các cơ nhú.

Trong suốt quá trình đổ đầy thất phải, van ba lá mở và ba lá lồi vào trong thất phải.

Nếu không có cơ chế đền bù, khi cơ thất co lại, các lá van sẽ bị đẩy lên theo đó dòng máu sẽ đi ngược vào trong nhĩ phải. Tuy nhiên, sự co của các cơ nhú nối với các lá van bởi thừng gân ngăn cản các lá van bị đẩy ngược lên tâm nhĩ phải.

Nghĩ đơn giản, cơ nhú và các thừng gân tương ứng giữ cho các lá van đóng trong suốt quá trình tâm thất thay đổi kích thước khi co.

Thêm vào đó, thừng gân từ hai nhóm cơ nhú nối với mỗi lá van. Điều này giúp ngăn cản sự đóng là van riêng rẽ trong quá trình thất co. Giúp cho đóng van ba lá thích hợp và giúp máu ra khỏi thất phải đi vào thân động mạch phổi.

Hoại tử cơ nhú theo sau nhồi máu cơ tim có thể làm sa van tương ứng.

VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI

Tại đỉnh của nón động mạch, dòng máu đi ra khỏi thất phải, lỗ mở vào trong thân động mạch phổi được đóng bởi van động mạch phổi (Hình 3.71), bao gồm ba lá van bán nguyệt với bờ tự do với bờ tự do lồi vào trong thân động mạch phổi. Bờ tự do phía trên của mỗi lá có một phần giữa dày là nốt của lá van bán nguyệt và một phần mỏng bên là liềm của lá van bán nguyệt (Hình 3.72).

Các lá được đặt tên là trái, phải và trước, tương ứng với vị trí thời kì thai của chúng trước khi có sự xoay của đường ra so với tâm thất được hoàn thành. Mỗi lá hình thành nên một xoang giống ví (Hình 3.72) – một sự giãn ra trong thành của thân động mạch phổi ban đầu. Sau khi tâm thất co lại, sự xoáy của dòng máu lấp đầy những xoang này và đẩy chúng đóng lại. Điều này ngăn máu trong thân động mạch phổi không về lại tâm thất.

TÂM NHĨ TRÁI

Tâm nhĩ trái hình thành nên hầu hất nền hoặc mặt sau của tim.

Giống như với tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái nguồn gốc phôi thai từ hai cấu trúc.

– Nửa sau, hay phần đi vào, nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi (Hình 3.73). Nó có thành trơn nhẵn và chúng có nguồn gốc từ các phần gần của các tĩnh mạch phổi được kết hợp vào nhĩ trái trong suốt quá trình phát triển.

– Phần trước liên tục với tiểu nhĩ trái. Nó chứa cơ lược và nguồn gốc phôi thai từ tâm nhĩ thật. Không giống mào tận cùng trong nhĩ phải, không có sự phân biệt về mặt cấu trúc tách biệt hai thành phần của tâm nhĩ trái.

Vách gian nhĩ là phần thành trước của nhĩ trái. Vùng mỏng hay sụt xuống trong vách là van của lỗ ovale và đối diện với nền của hố ovale trong nhĩ phải.

Trong suốt quá trình phát triển, van của lỗ ovale ngăn không cho máu đi từ nhĩ trái đến nhĩ phải. Van này có thể không hoàn toàn đóng kín ở người lớn, để lại một đường thông nhĩ phải và nhĩ trái.