TIM

ĐỊNH HƯỚNG CỦA TIM

Hình dạng tổng quát và định hướng của tim giống như một hình tháp nằm và dựa trên một trong các mặt của nó (mặt hoành). Nằm trong lồng ngực, đỉnh của hình tháp này hướng ra trước, xuống dưới và qua trái, ngược lại, đáy thì đối diện với đỉnh, theo hướng ở phía sau đỉnh (Hình 3.63). Các mặt bên của hình tháp bao gồm:

– Một mặt hoành (mặt dưới), tim nằm dựa trên mặt này.

– Một mặt trước (mặt ức sườn) định hướng ra phía trước

– Một mặt phổi trái

– Một mặt phổi trái

ĐÁY (MẶT SAU) VÀ ĐỈNH:

Đáy của tim là một hình tứ giác và ở phía sau. Bao gồm:

– Tâm nhĩ trái

– Một phần nhỏ của tâm nhĩ phải

– Phần gần của các mạch máu lớn (tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch phổi) (Hình 3.64).

Bởi vì các tĩnh mạch lớn đi vào nền tim, với tĩnh mạch phổi đi vào bên trái và bên phải của tâm nhĩ trái; tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đi vào đầu trên và đầu dưới của tâm nhĩ phải, nền của tim thì cố định được cố định ở phía sau vào thành màng ngoài tim, đối diện với thân đốt sống ngực V đến ngực VIII (Ngực VI đến ngực IX khi đứng). Thực quản nằm ngay sau nền tim.

Từ nền, tim đi ra trước, xuống dưới và sang bên trái, kết thúc tại đỉnh tim. Đỉnh tim được hình thành bởi phần dưới ngoài của tâm thất trái (Hình 3.65) và nằm sâu trong khoang gian sườn 5 bên trái, cách đường giữa 8-9 cm.

CÁC MẶT CỦA TIM

Mặt trước hướng ra phía trước và bao gồm chủ yếu là tâm thất phải, với một phần nào đó nhĩ phải phía bên phải và một phần thất trái phía bên trái (Hình 3.65).

Tim ở vị trí giải phẫu nằm trên mặt hoành của nó, bao gồm tâm thất trái và một phần nhỏ của tâm thất phải được phần cách bởi rãnh gian thất sau (Hình 3.66). Mặt này hướng xuống dưới, nằm trên cơ hoành, được phân cách với nền tim bởi xoang vành và mở từ nền tim đến đỉnh tim.

Mặt phổi trái đối điện với phổi trái, là một mặt rộng và lồi, bao gồm tâm thất trái và một phần của tâm nhĩ trái (Hình 3.66).

Mặt phổi phải đối diện với phổi phải, là một mặt rộng và lõm, bao gồm tâm nhĩ phải (Hình 3.66).

BỜ VÀ RANH GIỚI

Một vài mô tả tổng quan về định hướng của tim quy về các bờ phải, trái, dưới (sắc) và bờ tù.

– Bờ phải và trái thì tương ứng như mặt phổi trái và phải của tim.

– Bờ dưới là một bờ sắc giữa mặt trước và mặt hoành của tim (Hình 3.63 và 3.65) – nó được tạo thành chủ yếu bởi tâm thất phải và một phần nhỏ của tâm thất trái gần đỉnh.

– Bờ tù chia mặt trước và mặt phổi trái (Hình 3.63) – nó tròn và mở từ tiểu nhĩ trái đến đỉnh tim (Hình 3.65) và được hình thành chủ yếu bởi tâm thất trái và ở phía trên bởi một phần nhỏ của tiểu nhĩ trái.

Để đánh giá về mặt hình ảnh học, một sự hiểu biết toàn diện về các cấu trúc hình thành nên bờ tim là cần thiết. Bờ phải ở một phim trước sau chuẩn bao gồm tĩnh mạch chủ trên, nhĩ phải và tĩnh mạch chủ dưới (Hình 3.67A). Bờ trái bao gồm cung động mạch chủ, thân động mạch phổi, tiểu nhĩ trái và tâm thất trái. Bờ dưới bao gồm tâm thất phải và tâm thất trái ở vùng đỉnh. Nhìn từ phim nghiêng, tâm thất phải ở phía trước và tâm nhĩ trái được nhìn thấy ở phía sau (Hình 3.67B).

RÃNH NGOÀI

Các phần bên trong chia tim thành 4 buồng (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) và tạo ra các rãnh bên ngoài.

– Rãnh vành vòng quanh tim, chia tâm nhĩ và tâm thất (Hình 3.68). Khi vòng quanh tim, nó chứa động mạch vành phải, tĩnh mạch tim nhỏ, xoang vành và nhánh mũ của động mạch vành trái.

– Rãnh gian thất trước và rãnh gian thất sau chia hai tâm thất – rãnh gian thất trước nằm ở mặt trước của tim và chứa động mạch gian thất trước và tĩnh mạch tim lớn, rãnh gian thất sau nằm trên mặt hoành của tim và chứa động mạch gian thất sau và tĩnh mạch tim giữa.

Các rãnh này liên tục với nhau ở phía dưới, ngay bên phải đỉnh tim.

CÁC BUỒNG TIM

Tim về mặt chức năng thì có 2 buồng bơm máu ngăn cách với nhau (Hình 3.69A). Buồng bơm bên phải nhận máu nghèo oxy từ các phần cơ thể và đưa đến phổi. Buồng bơm bên trái nhận máu giàu oxy từ phổi và đưa máu khắp cơ thể. Mỗi buồng bơm bao gồm một tâm nhĩ và một tâm thất ngăn cách với nhau bởi một van.

Tâm nhĩ thành mỏng nhận máu đến tim, ngược lại thành tâm thất dày hơn bơm máu ra khỏi tim.

Cần nhiều lực hơn để bơm máu đi khắp cơ thể so với đến phổi, vì vậy lớp cơ thất trái dày hơn so với thất phải.

Vách gian nhĩ, gian thất và vách nhĩ thất chia 4 buồng tim (Hình 3.69B). Cấu trúc giải phẫu bên trong buồng cần thiết với chức năng của chúng.