
CÁC BẠN TẢI SÁCH NGUYÊN BẢN TẠI ĐÂY NHÉ VÀ CÁC PHẦN TƯƠNG ỨNG TẠI ĐÂY NHÉ: https://tailieuykhoamienphi.com/su-kich-thich-theo-nhip-cua-tim/
– Sự dẫn truyền một chiều qua bó nhĩ thất:
Một đặc tính đặc biệt của bó nhĩ thất là không có khả năng, trừ trường hợp đặc biệt, cho điện thế hoạt động đi ngược từ tâm thất đến tâm nhĩ. Đặc điểm này ngăn cản sự vào lại của các xung động của tim đi từ thất lên nhĩ, chỉ cho phép sự dẫn truyền một chiều về phía từ nhĩ xuống thất.
Hơn thế nữa, nên nhắc lại rằng mọi nơi, trừ ở bó nhĩ thất, thì cơ tâm nhĩ tách biệt với cơ tâm thất bởi một hàng rào sợi liên tục, một phần trong đó thấy trên hình 10-3. Hàng rào này bình thường đóng vai trò như một chất cách điện ngăn cản sự đi qua của xung động từ nhĩ xuống thất bằng bất cứ đường nào ngoài bó nhĩ thất. (Trong những trường hợp hiếm gặp, một cầu nối cơ bất thường xuyên qua hàng rào sợi này ở một nơi khác ngoài bó nhĩ thất. Dưới những trường hợp này, xung động của tim có thể đi vào lại nhĩ từ tâm thất và gây ra rối loạn nhịp tim nghiêm trọng).

– Sự phân bố của các sợi Purkinje trong tâm thất – bó nhánh phải và bó nhánh trái:
Sau khi xuyên qua mô sợi giữa nhĩ và thất, phần xa của bó nhĩ thất đi xuống trong vách gian thất khoảng 5 đến 15 mm hướng về phía đỉnh tim, như trong hình 10-1 và 10-3. Sau đó bó được chia thành bó nhánh phải và bó nhánh trái nằm ngay dưới nội tâm mạc ở hai bên tương ứng của vách gian thất. Mỗi nhánh đi xuống bên dưới về phía đỉnh tâm thất, dần dần chia thành những nhánh nhỏ hơn. Những nhánh này lần lượt đi sang bên quanh mỗi buồng thất và trở lại đáy tim. Đầu tận của các sợi Purkinje xuyên khoảng 1/3 vào bên trong khối cơ và cuối cùng liên tục với sợi cơ tim.

Tổng thời gian tiêu rốn trung bình chỉ khoảng 0,03 giây từ khi xung động của tim đi vào bó nhánh trong vách tâm thất cho đến khi nó đến được đầu tận của các sợi Purkinje. Vì thế, một khi xung động cảu tim đi vào hệ thống dẫn truyền Purkinje, thì nó lan hầu như ngay lập tức toàn bộ cơ tâm thất.
SỰ LAN TRUYỀN CỦA XUNG ĐỘNG CỦA TIM TRONG CƠ TÂM THẤT
Một khi xung động đến đầu tận các sợi Purkinje, thì nó được truyền qua khối cơ tâm thất bởi chính các sợi cơ tâm thất. Tốc độ của sự dẫn truyền bây giờ khoảng chỉ 0,3 đến 0,5 m/s, 1/6 so với trong sợi Purkinje.
Cơ tim bao lấy quanh tim theo hình một chuỗi xoắn kép, với vách sợi giữa các lớp xoắn này; vì thế, xung động của tim không đi trực tiếp ra ngoài về phía bề mặt tim mà thay vào đó chúng tạo góc hướng về phía bề mặt tim dọc theo hướng của xoắn ốc. Do sự tạo góc này, sự lan truyền của xung động từ nội tâm mạc đến thượng tâm mạc của tâm thất cần thêm khoảng 0,03 giây, gần bằng thời gian cần cho sự lan truyền đến toàn bộ tâm thất của hệ thống Purkinje. Vì thế, tổng thời gian để lan truyền xung động của tim từ bó nhánh ban đầu đến các sợi cơ tâm thất cuối cùng ở tim là khoảng 0,06 giây.
TỔNG HỢP SỰ LAN TRUYỀN XUNG ĐỘNG RA TOÀN BỘ TIM
Hình 10-4 tổng hợp sự lan truyền xung động của tim. Số trên hình biểu thị thời gian, trong vài phần của một giây, phải mất để từ xong động ban đầu tại nút xoang của tim đến mỗi điểm tương ứng trong tim. Chú ý rằng xung động lan truyền với một tốc độ trung bình qua tâm nhĩ nhưng tạm dừng hơn 0,1 giây tại vùng nút nhĩ thất trước khi xuất hiện trong bó nhĩ thất tại vách tâm thất. Một khi xung động đi vào bó này, nó lan truyền rất nhanh qua sợi Purkinje đến toàn bộ bề mặt nội tâm mạc tâm thất. Sau đó xung động một lần nữa lan truyền hơi chậm hơn qua toàn bộ cơ tâm thất đến bề mặt thượng tâm mạc.

Việc sinh viên học chi tiết chặng xung động tim đi qua và khoảng thời gian chính xác mà xung động xuất hiện ở mỗi phần của tim thì rất quan trọng; một sự hiểu đầy đủ quá trình này cần thiết cho việc hiểu được điện tâm đồ sau này, phần sẽ được bàn luận trong chương 11 đến 13.