ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN GIAN NỐT VÀ GIAN NHĨ LAN TRUYỀN XUNG ĐỘNG CỦA TIM QUA TÂM NHĨ

Đầu tận của các sợi nút xoang kết nối trực tiếp với các sợi cơ tâm nhĩ xung quanh. Vì thế, điện thế hoạt động bắt nguồn từ nút xoang đi ra vào những sợi cơ tâm nhĩ này. Theo cách này, điện thế hoạt động lan ra toàn bộ khối cơ tâm nhĩ và cuối cùng, đến nút nhĩ thất. Tốc độ của sự dẫn truyền xung động trong hầu hết cơ tâm nhĩ là khoảng 0,3 m/s, nhưng sự dẫn truyền nhanh hơn, khoảng 1m/s ở một vài dải nhỏ của tâm nhĩ. Một trong những dải này được gọi là dải gian nhĩ trước, đi qua thành trước tâm nhĩ đến thất trái. Thêm vào đó, 3 dải nhỏ khác cong qua thành nhĩ trước, ngoài và sau, tận cùng tại nút nhĩ thất; như trong hình 10-1 và 10-3, những dải này tương ứng lần lượt là đường gian thất trước, giữa và sau. Nguyên nhân của tốc độ dẫn truyền cao hơn trong những dải này là sự xuất hiện của sợi dẫn truyền biệt hóa. Những sợi này tương tự hoặc thậm chí dẫn truyền nhanh hơn các sợi Purkinje của tâm thất, điều này sẽ được nói sau.

NÚT NHĨ THẤT TẠM DỪNG XUNG ĐỘNG TRUYỀN TỪ NHĨ XUỐNG THẤT

Hệ thống dẫn truyền của tâm nhĩ được tổ chức để xung động của tim không truyền từ nhĩ vào tâm thất quá nhanh; sự tạm dừng này cho phép nhĩ có thời gian để tống máu vào tâm thất trước khi tâm thất bắt đầu co. Chính nút nhĩ thất và sợi dẫn truyền lân cận tạm dừng sự lan truyền vào tỏng tâm thất.

Nút nhĩ thất nằm ở thành sau của thất phải ngay sau van 3 lá, như trong hình 10-1 và 10-3, cho thấy sơ đồ các phần khác nhau của nút, cùng với sự kết nối của chúng với các sợi đi vào của đường dẫn truyền gian nút của nhĩ và bó đi ra khỏi nút nhĩ thất. Hình ảnh này cũng cho thấy khoảng thời gian xấp xĩ vài phần của một giây giữa khởi đầu của xung động tại tim trong nút nhĩ thất và quá trình xuất hiện tiếp theo của xung động trong hệ thống nút nhĩ thất. Chú ý rằng xung động, sau khi đi qua đường dẫn truyền gian nút, đến nút nhĩ thất mất khoảng 0,03 giây sau khi bắt đầu ở nút xoang. Sau đó, có một sự tạm dừng khác khoảng 0,09 giây trong chính nút nhĩ thất trước khi xung động đi vào phần xuyên của bó nhĩ thất, nơi mà chúng sẽ đi vào tâm thất. Một sự tạm dừng cuối cùng là khoảng 0,04 giây xảy ra chủ yếu trong phần xuyên bó nhĩ thất, thành phần mà gồm nhiều nhánh nhỏ đi qua mô sợi phân cách tâm nhĩ với tâm thất.

Vì thế, tổng thời gian tạm dừng trong nút nhĩ thất và hệ thống bó nhĩ thất khoảng 0,13 giây. Sự tạm dừng này, thêm vào với 0,03 giây để xung động từ nút xoang đến nút nhĩ thất, tổng cộng thời gian là khoảng 0,16 giây trước khi tín hiệu kích thích chạm đến cơ tâm thất.

– Nguyên nhân của sự dẫn truyền chậm: Sự dẫn truyền chậm trong các sợi chuyển tiếp, nút và phần xuyên bó nhĩ thất gây ra chủ yếu bởi sự giảm số lượng khớp nối giữa các tế bào kế tiếp trong đường dẫn truyền, vì thế có một sự trở kháng lớn đối với sự dẫn truyền các ion tạo ra kích thích từ một sợi dẫn truyền đến sợi tiếp theo. Vì thế, dễ thấy tại sao mỗi tế bào kế tiếp chậm bị kích thích.

SỰ DẪN TRUYỀN NHANH TRONG HỆ THỐNG PURKINJE CỦA TÂM THẤT

Các sợi Purkinje dẫn từ nút nhĩ thất qua bó nhĩ thất vào tâm thất. Trừ phần đầu của những sợi này nơi chúng xuyên qua hàng rào sợi nhĩ thất, chúng có các đặc điểm về mặt chức năng mà khá đối nghịch với các sợi của nút nhĩ thất. Chúng là các sợi rất lớn, thậm chí lớn hơn so với sợi cơ tâm thất bình thường và chúng lan truyền điện thế hoạt động ở tốc độ khoảng 1,5 đến 4,0 m/s, một tốc độ khoảng 6 lần so với cơ thất bình thường và 150 lần trong một vài sợi của nút nhĩ thất. Tốc độ này cho phép hầu như sự lan truyền các xung động của tim là đồng thời qua toàn bộ phần còn lại của cơ tâm thất.

Sự lan truyền nhanh của điện thế hoạt động bởi các sợi Purkinje được cho là do tính thấm rất cao của các khớp nối ở các vạch bậc thang giữa các tế bào kế tiếp cấu tạo nên sợi Purkinje. Vì thế, các ion được truyền dễ dàng từ một tế bào đến tế bào tiếp theo, vì vậy tăng cường tốc độ dẫn truyền. Các sợi Purkinje cũng có rất ít tơ cơ, có nghĩa là chúng co rất ít hoặc không co trong suốt quá trình lan truyền xung động.