
RUỘT GIÀ
Ruột già xuất phát từ tận cùng của hồi tràng đến hậu môn, chiều dài khoảng 1,5 m ở người lớn. Chúng có chức năng hấp thụ nước và muối từ lòng ruột để tạo thành phân, ruột già bao gồm manh tràng, ruột thừa, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn.
Bắt đầu từ manh tràng và ruột thừa ở vùng bẹn phải, ruột già tiếp tục đi lên tạo thành kết tràng lên đi qua vùng hông lưng phải và đến hạ sườn phải. Ngay bên dưới gan, nó bẻ góc sang trái tạo nên góc kết tràng trái (góc gan), sau đó đi ngang qua đến hạ sườn trái tạo thành kết tràng ngang. Ở vị trí này, ngay phía dưới lách, ruột già bẻ góc xuống dưới tạo thành góc kết tràng trái (góc lách), rồi sau đó tiếp tục đi xuống qua vùng hông lưng trái đến vùng bẹn phía bên trái. Nó đi vào phần trên của khoang chậu và trở thành kết tràng sigma, tiếp tục đi đến thành sau của khoang chậu và trở thành ống hậu môn.
Các đặc điểm cơ bản của hầu hết ruột già là:
– Có đường kính lớn hơn so với ruột non;
– Các túi phúc mạc mỡ (túi thừa mạc nối) nằm ngay trên ruột già;
– Sự tập hợp các dải cơ dọc trên thành ruột tạo thành 3 dải cơ hẹp, quan sát thấy chủ yếu ở manh tràng và kết tràng, ít thấy trên trực tràng;
– Có hình ảnh túi trên đoạn kết tràng, do các ngấn tạo thành
MANH TRÀNG VÀ RUỘT THỪA
Manh tràng là phần đầu tiên của ruột già. Nó nằm ngay phía dưới lỗ hồi manh tràng và trong hố chậu phải. Nó thường được coi là một cấu trúc trong phúc mạc bởi vì tính di động của nó, mặc dù bình thường nó không được giữ trong khoang phúc mạc bởi một mạc treo nào.
Manh tràng liên tục với kết tràng lên tạo lỗ đổ vào của hồi tràng và thường có tiếp xúc với thành bụng trước. Nó có thể đi qua cả eo trên để vào nằm trong tiểu khung. Ruột thừa dính vào manh tràng ở thành sau trong của nó , ngay dưới lỗ đổ của hồi tràng.
Ruột thừa là một ống hẹp, rỗng và có một đầu tận, nối với manh tràng. Ở đây có sự tập hợp của nhiều mô lymphoowr trên thành ruột thừa và ruột thừa được treo bởi mạc treo ruột thừa, mạc treo ruột thừa có chứa mạch máu của ruột thừa. Vị trí dính của ruột thừa vao manh tràng rất hằng định có thể nhìn thấy dễ dàng từ dải cơ dọc tự do của kết tràng dẫn đến nền ruột thừa, nhưng vị trí của phần còn lại của ruột thừa thì có thể thay đổi. Nó có thể ở:
– Nằm phía sau manh tràng hay phía dưới kết tràng lên hoặc có thể nằm dưới cả hai.
– Nằm qua eo trên đến tiểu khung
– Nằm bên dưới manh tràng
– Phía trước hồi tràng, có thể có tiếp xúc với thành bụng, hoặc phía sau hồi tràng
Vị trí quy chiếu của gốc ruột thừa lên thành bụng là tại vị trí giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa nối từ gai chậu trước trên đến rốn (điểm McBurney). Những người có vấn đề với ruột thừa thường bị đau gần vị trí này.
Động mạch cấp máu cho manh tràng và ruột thừa bao gồm:
– Động mạch manh tràng trước từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)
– Động mạch manh tràng sau từ động mạch hồi kết tràng ( xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)
– Động mạch ruột thừa từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)






KẾT TRÀNG
Kết tràng bắt đầu mở lên trên từ manh tràng và bao gồm kết tràng lên , kết tràng ngang và kết tràng sigma. Đoạn kết tràng lên và kết tràng xuống là nằm sau phúc mạc và đoạn kết tràng ngang, kết trangfd sigma nằm trong phúc mạc.
Ở vị trí nối giữa kết tràng lên và kết tràng ngang được gọi là góc kết tràng phải, nằm ngay dưới thùy phải của gan. Tương tự, nhưng góc gập nhọn hơn ở phía bên trái, nơi kết tràng ngang nối với kết tràng xuống. Nơi gập góc nằm ngay dưới lách, nằm cao hơn và ra phía sau hơn so với bên phải, ngoài ra góc kết tràng trái còn nối với cơ hoành bằng dây chằng hoành kết tràng.
Nằm ngay cạnh bên kết tràng lên và xuống là rãnh cạnh kết tràng trái và phải, rãnh này được tạo thành từ bờ ngoài của kết tràng lên, kết tràng xuống và thành sau ngoài của thành bụng, từ rãnh này dịch có thể di chuyển từ khoang phúc mạc này đến khoang phúc mạc khác. Bởi vì các mạch màu lớn và hệ bạch huyết nằm ở phí trong hay phía sau trong của kết tràng lên và kết tràng xuống nên để không gây chảy máu có thể cắt phúc mạc dọc theo những rãnh cạnh kết tràng.
Thành phần cuối cùng của kết tràng lầ kết tràng sigma xuất phát từ phía trên eo trên và đi đến mức đốt sống cùng III, nơi mà nó liên tục với trực tràng. Nó khá là di động trừ phần đầu của nó, nơi nó liên tục với kết tràng xuống và phần cuối cùng của nó, nơi nó kiên tục với trực tràng. Giữa hai đầu của nó thì nó được cố định bởi kết tràng sigma.
Động mạch cấp máu cho kết tràng lên bao gồm:
– Nhánh kết tràng từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)
– Động mạch manh tràng trước từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên)
– Động mạch manh tràng sau từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên)
– Động mạch kết tràng phải xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên
Động mạch cấp máu cho kết tràng ngang là:
– Động mạch kết tràng phải xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên
– Động mạch mạc treo tràng giữa xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên
– Động mạch kết tràng trái xuất phát từ động mạch mạc treo tràng dưới
Động mạch cấp máu cho kết tràng xuống bao gồm:
– Động mạch kết tràng trái từu động mạch mạc treo tràng dưới
Động mạch cấp máu cho kết tràng sigma bao gồm:
– Các động mạch kết tràng sigma từ động mạch mạc treo tràng dưới
Sự thông nối giữa các động mạch cung cấp máu cho kết tràng có thể tạo ra động mạch bờ đi dọc theo phần lên, phần ngang và phần xuống của ruột già.
TRỰC TRÀNG VÀ ỐNG HẬU MÔN
Liên tiếp với kết tràng sigma là trực tràng. Chỗ nối giữa kết tràng sigma và trực tràng thường ở mức đốt sống cùng III hoặc ở ngay dưới mạc treo kết tràng sigma bởi vì trực tràng là một cấu trúc sau phúc mạc.
Ống hậu môn là phần tiếp theo của ruột già ngay dưới trực tràng.
Động mạch cấp máu cho trực tràng và ống hậu môn bao gồm:
– Động mạch trực tràng trên xuất phát từ động mạch mạc treo tràng dưới
– Động mạch trực tràng giữa xuất phát từ động mạch chậu trong
– Động mạch trực tràng dưới từ động mạch thẹn trong (xuất phát từ động mạch chậu trong)





