CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

– Phân tích vector của một trục lệch phải do phì đại thất phải:

ECG của Hình 12-13 cho thấy sự lệch trục phải nhiều, một trục điện thế khoảng 170 độ, tức là 111 độ nhiều hơn so với 59 độ bình thường của trục trung bình QRS của thất. Trục lệch phải trong hình này gây ra bởi phì đại thất phải do hẹp van động mạch phổi bẩm sinh. Trục lệch phải cũng có thể xảy ra trong những bệnh lí tim bẩm sinh khác mà gây ra phì đại thất phải như tứ chứng Fallot và khiếm khuyết vách gian thất.

– Block bó nhánh gây ra lệch trục:

Thông thường, thành bên của 2 tâm thất khử cực hầu như là cùng thời điểm bởi vì các bó nhánh trái và phải của hệ thống Purkinje dẫn truyền xung động của tim đến các thành của 2 tâm thất gần như là cùng thời gian. Do đó, điện thế tạo ra bởi 2 tâm thất (ở 2 bên đối diện của tim) hầu như là trung hòa nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ 1 bó nhánh lớn bị block, thì xung động của tim lan qua thất bình thường một thời gian dài trước khi lan truyền qua thất còn lại. Vì thế, khử cực của cả 2 tâm thất thì không xảy ra gần thời điểm như nhau và điện thế khử cực không trung hòa lẫn nhau. Dẫn đến lệch trục xảy ra.

– Phân tích vector của trục lệch trái trong block bó nhánh trái:

Khi bó nhánh trái bị block, thì sự khử cực của tim lan qua thất phải nhanh hơn 2 đến 3 lần so với thất trái. Cuối cùng, hầu hết thất trái vẫn phân cực khoảng 0,1 giây sau khi thất phải đã khử cực toàn bộ. Vì thế, thất phải trở nên mang điện âm, ngược lại thất trái vẫn mang điện dương trong gần như suốt quá trình khử cực và một vector lớn hướng từ thất phải sang thất trái. Nói cách khác, sự lệch trục trái nhiều khoảng -50 độ xảy ra do đầu dương của vector chỉ về phía thất trái. Tình trạng này được thể hiện trong Hình 12-14, cho thấy một lệch trục trái điển hình do block nhánh trái.

Bởi vì tính chậm trễ của dẫn truyền xung động khi hệ thống Purkinje bị block, ngoài bị lệch trục thì thời gian của phức hợp QRS cũng kéo dài một cách đáng kể do sự chậm trễ trong quá trình khử cực của bên tim bị ảnh hưởng. Có thể thấy được khi quan sát chiều rộng liên tiếp của các sóng QRS trong hình 12-14. Chủ đề này sẽ được bàn luận chi tiết hơn ở phần sau trong chương. Sự kéo dài đáng kể của phức hợp QRS giúp phân biệt block bó nhánh với lệch trục do phì đại.

– Phân tích vector của lệch trục phải trong block bó nhánh phải:

Khi bó nhánh phải bị block, thì thất trái khử cực nhanh hơn nhiều so với thất phải và vì thế phía bê trái của thất trở nên tích điện âm trong khoảng 0,1 giây trước thất phải. Vì thế, một vector lớn được tạo nên, với cực âm của nó hướng về phía thất trái và cực dương của nó hướng phía thất phải. Nói cách khác, một lệch trục phải nhiều đã xảy ra. Trong hình 12-15, lệch trục phải gây ra bởi block bó nhánh phải được thể hiện và vector của nó được phân tích; sự phân tích này cho thấy một trục khoảng 105 độ thay vì 59 độ như bình thường và một phức bộ QRS kéo dài bởi vì sự dẫn truyền chậm.